tailieunhanh - VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC "TIỀN PHẬT HẬU THÁNH"

Trên một vùng đất rộng và bằng phẳng ở xã Châu Đàm huyện Tây Châu trấn Sơn Nam (nay là thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định), vào năm Thông Thụy thứ ba đời vua Lý Thái Tông, thiền sư Từ Đạo Hạnh đã lập nên Đại Bi tự mà dân gian quen gọi là chùa Bi. Theo lịch sử thì chùa được xây dựng vào thời Lý trên địa thế đất hình rồng, mà vết tích này còn lại cho đến ngày nay là hai giếng mắt rồng hai bên phía trước ngôi chùa. Tiếc là. | VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC TIỀN PHẬT HẬU THÁNH tam quan chùa Đại Bi Trên một vùng đất rộng và bằng phẳng ở xã Châu Đàm huyện Tây Châu trấn Sơn Nam nay là thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định vào năm Thông Thụy thứ ba đời vua Lý Thái Tông thiền sư Từ Đạo Hạnh đã lập nên Đại Bi tự mà dân gian quen gọi là chùa Bi. Theo lịch sử thì chùa được xây dựng vào thời Lý trên địa thế đất hình rồng mà vết tích này còn lại cho đến ngày nay là hai giếng mắt rồng hai bên phía trước ngôi chùa. Tiếc là ngày nay chỉ còn lại một giếng nằm bên phải chùa giếng kia đã bị UBND xã lấp để xây nhà văn hóa. Dấu tích còn lại của ngôi chùa hiện nay phần lớn mang phong cách thời Lê Mạt và Nguyễn duy có một số chân tảng ở hậu cung bằng đá chạm khắc hình hoa sen có thể là di tích còn sót lại từ buổi đầu xây dựng. Các chân tảng này chạm cánh sen kép nhỏ và để trơn. Chùa có dạng mặt bằng Nội công ngoại quốc với 60 gian được xây dựng bằng gỗ trải rộng theo trục chính cao dần từ ngoài vào trong bao gồm tam quan điện Phật hành lang tả vũ hai bên. Điểm kết của thức kiến trúc Nội công ngoại quốc này là Gác chuông được dựng theo lối chồng diêm hai tầng tám mái cong vút lên thanh thoát. Phía sau gác chuông hiện nay là những công trình mới xây dựng sau này gồm nhà tổ và tăng phòng. Tam quan chùa Bi Không giống với các chùa tiền Phật hậu thánh khác như chùa Thầy không có tam quan hay chùa Keo Hành Thiện chùa Bối Khê chùa Láng vừa có tam quan vừa có nghi môn chùa Đại Bi chỉ có một tam quan. Nhìn bề ngoài tam quan này còn có vẻ khiêm tốn cả về hình thức cũng như kích cỡ và được dựng chếch sang bên trái so với trục đường thần đạo vào chùa. Tam quan chùa Bi có lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột. Nhìn một cách tổng quát có thể dễ dàng nhận ra chiều cao mái tam quan chiếm tỉ lệ 1 2 chiều cao công trình. Điều này cho phép phỏng đoán rằng tam quan được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII khi kỹ thuật kiến trúc dân gian đã ít nhiều hoàn chỉnh. Trên thượng lương của công trình .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.