tailieunhanh - ÔNG RỒNG

Nhân dân Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình xây ngôi miếu trong khu đền thờ Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, đặt rồng đá khai quật từ lòng đất lên bệ thờ, quanh năm hương khói, tôn vinh là “ông Rồng” Một ngày cuối năm 1992, cụ Phan Đình Phô (mất 1993 hưởng thọ 78 tuổi) người Bảo Tháp dọn gạch vỡ, đá quanh đền, thấy một hòn đá dưới gốc cây bàng trước cổng đền nhô lên, liền lấy xà beng đào bới. Lạ thay, cụ Phô đào bới hồi lâu, mở rộng miệng hố thấy lộ. | ÔNG RÒNG Nhân dân Bảo Tháp xã Đông Cứu huyện Gia Bình xây ngôi miếu trong khu đền thờ Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh đặt rồng đá khai quật từ lòng đất lên bệ thờ quanh năm hương khói tôn vinh là ông Rồng Một ngày cuối năm 1992 cụ Phan Đình Phô mất 1993 hưởng thọ 78 tuổi người Bảo Tháp dọn gạch vỡ đá quanh đền thấy một hòn đá dưới gốc cây bàng trước cổng đền nhô lên liền lấy xà beng đào bới. Lạ thay cụ Phô đào bới hồi lâu mở rộng miệng hố thấy lộ ra khối đá lớn được đẽo chạm đường nét tinh sảo cụ lấy làm mừng cố sức khoét sâu mở rộng miệng hố thì thấy lộ nguyên hình đầu rồng. Tiếng lành đồn xa bà con trong xóm kéo đến giúp sức và báo hiện tượng lạ với ủy ban nhân dân xã Đông Cứu. Trai tráng lực lưỡng nườm nượp kéo đến hợp sức người dùng đòn tre khiêng người dùng xà beng thanh gỗ làm đòn bẩy chẳng mấy chống rồng đá ước chừng 3 tấn được chuyển lên sân đền. Rồng đá được đẽo chạm miêu tả đầu hai chân trước và một phần thân. Từ mặt đất lên đỉnh sọ rồng cao 0 76 mét chiều ngang từ phải sang trái rộng 1 12 mét chiều dọc từ trước ra sau dài 0 96 mét xin lưu ý số đo chia hết cho 8 . Rồng được chạm vẩy tai phải đặc tai trái rỗng hai chân trước gân guốc mỗi chân xoè rộng 5 ngón nắm chặt hai khúc thân kéo vào trước ngực đầu gục xuống mắt trợn tròn miệng há rộng để lộ hàm răng lởm chởm ngoạm khúc thân quằn quại. Về tầm cỡ rồng đá ông Lê Viết Nga - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh khẳng định Rồng đá to nhất khu vực Đông Nam á . về thời điểm lịch sử và ý tưởng của nhà Điêu khắc gửi gắm qua tác phẩm này có nhiều giả thiết khác nhau. Song về thời điểm lịch sử qua hình tượng rồng Việt Nam sách đã từng chép như sau Rồng thời Lý Mào mũi và bờm là những thành phần cơ thể được cấu tạo rất sinh động bằng những nét độc đáo và được mang theo một ý thức nhất định Mào thoát ra từ môi đến đường sống quyện với răng nanh xoắn xuýt rung rinh bốc lên như ngọn lửa bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN