tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Muốn vậy, phải phân tích rõ các mâu thuẫn thường xảy ra trong nội bộ cộng đồng, giữa người bên trong và bên ngoài rừng cộng đồng cũng như phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rừng ở cộng đồng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 57 2010 PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dương Viết Tình Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Muốn vậy phải phân tích rõ các mâu thuẫn thường xảy ra trong nội bộ cộng đồng giữa người bên trong và bên ngoài rừng cộng đồng cũng như phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rừng ở cộng đồng. Chia sẻ lợi ích về tài nguyên trong rừng cộng đồng hợp lý là giải pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng. Để quản lý tốt rừng cộng đồng cần phải có sự nỗ lực của cộng đồng trong tổ chức bảo vệ rừng và chia sẽ lợi ích nguồn tài nguyên rừng hợp lý đồng thời có sự giám sát tích cực và hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan cấp huyện để cộng đồng thực hiện quản lý rừng bền vững. 1. Đặt vấn đề Nghị quyết Trung ương TW 7 đã tập trung bàn về Tam nông Nông dân Nông nghiệp và Nông thôn. Tài nguyên rừng đất rừng với nông dân nông thôn vùng núi có mối quan hệ rất mật thiết. Tuy nhiên mâu thuẫn thường xảy ra ở nông thôn vùng núi là tranh chấp cạnh tranh đất lâm nghiệp thiếu sự công bằng trong chia sẻ lợi ích của tài nguyên rừng nếu giải quyết tốt các mâu thuẫu này sẽ góp phần phát triển nông thôn vùng núi bền vững. Giao đất giao rừng cho nông dân trong các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng QLBVR là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đã giao rừng cho cộng đồng quản lý trên ha rừng tự nhiên ở 10 xã trên địa bàn 4 huyện Nam Đông Phú Lộc A Lưới Phong Điền. Huyện Nam Đông đã thực hiện giao rừng tự nhiên từ năm 2003 đến nay tổng diện tích đã giao cho các đối tượng là 8 ha chiếm 5 25 diện tích rừng tự nhiên. Trong đó đã giao cho 7 cộng đồng dân cư thôn quản lý với 691 ha chiếm 1 5 diện tích rừng tự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN