tailieunhanh - LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỬU PHẨM LIÊN HOA

Chúng ta biết rằng hình tượng Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên tư tưởng này không chỉ đến thế kỷ XVII mới khởi phát khi loại hình kiến trúc này trở nên thịnh hành. Nó là một quá trình vận động phát triển lâu dài. Khi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hình thành, các giá trị Tịnh Độ này chỉ chiếm vai trò chủ đạo chứ không phải vị trí độc tôn. Bởi lẽ lịch sử. | LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỬU PHẨM LIÊN HOA Chúng ta biết rằng hình tượng Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên tư tưởng này không chỉ đến thế kỷ XVII mới khởi phát khi loại hình kiến trúc này trở nên thịnh hành. Nó là một quá trình vận động phát triển lâu dài. Khi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hình thành các giá trị Tịnh Độ này chỉ chiếm vai trò chủ đạo chứ không phải vị trí độc tôn. Bởi lẽ lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam không phải lúc nào cũng thuần nhất một tông phái. Đặc biệt ở thế kỷ XVll các tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật đã luôn song hành. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là biểu hiện đầy đủ của các dòng tư tưởng này. Thời Lý tín ngưỡng Tịnh Độ tông đã rất phát triển với sự xuất hiện phổ biến thức tượng Adiđà. Ba pho tượng Phật Adiđà thời Lý bằng đá còn lại hiện nay là tượng chùa Phật Tích chùa Một Mái Hà Tây và tượng Chùa Ngô Xá Chương Sơn Nam Định . Trong ba pho này thì pho chùa Phật Tích là pho tượng đẹp nhất tuy có nhiều người cho rằng đây không phải là tượng Adiđà. Nhưng pho tượng chùa Một Mái thì chắc chắn theo sự xác nhận của dòng chữ khác trên bệ tượng. Những dòng chữ này ghi chép như sau Luật sư ở núi Thạch Thất pháp hiệu là Trì Bát nhân tưởng niệm Phật Adiđà ở thế giới Tây phương Cực lạc nên đã phổ khuyến đạo tục dựng một đạo tràng lớn muốn tạo tượng mà chưa thể được mãi đến năm Hội Phong thứ 8 1099 ông mới làm được tượng Adiđà ở đây. Sư Trì Bát được khắc tên trên bệ tượng chùa Một Mái chính là nhà sư thuộc thế hệ thứ 12 của phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là học trò của thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân Chùa Dâu Hà Bắc . Điểu này cho thấy Tịnh Độ Tông có mặt trong cả phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thời Lý Thiền phái Vô Ngôn Thông cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó như Thiền Uyển Tập Anh cho biết sư Tĩnh Lực 1112- 1175 thuộc thế hệ thứ 10 của Vô Ngôn Thông đã chủ chương niệm Phật cả tâm lẫn miệng nghĩa là có sự phối hợp giữa Thiền với Tịnh. Tín ngưỡng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.