tailieunhanh - PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN

Trống đồng Đông Sơn là một báu vật của người Việt cổ, một giá trị điển hình của mỹ thuật văn hóa Đông Sơn. Trên trống đồng người ta tìm thấy lịch sử, lễ hội, mỹ thuật, kiến trúc, trang phục . mọi sinh hoạt tượng trưng được mô phỏng trong ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Người Việt thời vương quốc Văn Lang thờ thần mặt trời, vì vậy mặt trời được thể hiện lớn trên mặt trống đồng. Giá trị của trống đồng trở thành biểu tượng của nền văn hóa, văn minh cổ xưa cách đây. | PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN Trống đồng Đông Sơn là một báu vật của người Việt cổ một giá trị điển hình của mỹ thuật văn hóa Đông Sơn. Trên trống đồng người ta tìm thấy lịch sử lễ hội mỹ thuật kiến trúc trang phục . mọi sinh hoạt tượng trưng được mô phỏng trong ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Người Việt thời vương quốc Văn Lang thờ thần mặt trời vì vậy mặt trời được thể hiện lớn trên mặt trống đồng. Giá trị của trống đồng trở thành biểu tượng của nền văn hóa văn minh cổ xưa cách đây 3 nghìn năm. Thời nhà Hạ có trống một chân Túc cổ thời nhà Thương có doanh cổ trống có lỗ thông ở giữa các hoàng đế Trung Hoa có trống giao long da quì đều không thể vượt qua sự trường tồn và giá trị văn hóa cổ của trống đồng Việt cổ. Trống đồng còn là biểu tượng cao quí linh thiêng của người Việt. Trong sách Tôn giáo thời tiền sử của Đông Nam á 1 viết trống Đông Sơn là vật thiêng làm trung gian giữa con người và trời đất giữa cõi sống và cõi chết. Trên mặt trống hình tia mặt trời toả rộng ban sự sống cho muôn loài bao quanh các vành trang trí muông thú chim bay hươu chạy cá bơi là cõi đất với biết bao hình ảnh nhảy múa thuyền bơi sóng nước là đặc trưng của vùng Đông Nam á. Chính vì sự cao quý linh thiêng và tượng trưng quyền lực của thủ lĩnh người Việt khi cần tập hợp chống ngoại xâm đoàn kết đều đánh trống đồng của nhà nước Âu Lạc. Khi nhà Hán xâm lược nước ta năm 43 đã tổ chức thu vét trống đồng đem đi thủ tiêu phá hoại văn hóa. Mã Viện đã vơ vét trống đồng đúc thành hình con ngựa cao 3 thước - 5 tấc dài 4 thước - 4 tấc cao khoảng 1m40 thân dài khoảng 1m80 để dâng vua Hán Quang Vũ đặt tại kinh đô Trường An. Kể từ đó trống đồng được người Việt bảo vệ bằng cách đem chôn giấu trong lòng đất. Cuộc xâm lược của người Hán qua 10 thế kỷ dưới ách đô hộ thời gian đã làm quên lãng đứt gẫy văn hóa mỹ thuật của người Việt cổ bị phủ mờ bởi thời gian. Khi giành lại độc lập ở thế kỷ X người Việt tìm lại cội nguồn quá khứ vương triều Lý đã xây dựng nơi đền thờ trống đồng ở Thăng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN