tailieunhanh - ĐIÊU KHẮC Ở KINH BẮC

Tượng Ngọc nữ, thế kỷ 18-19, chùa Dâu .Nghệ thuật có một vị trí đặc biệt trong bất cứ nền văn minh nào, bởi vì mọi hoạt động hành vi, âm thanh vốn không thể lưu giữ lại (trong xã hội cổ), chỉ còn lại những di vật vật chất. Điêu khắc ở Kinh Bắc là phần còn lại lâu đời và liên tục nhất của văn hóa Kinh Bắc, trong khi không thể quả quyết Quan họ ra đời vào thời điểm nào, bài ca nào là cổ nhất, sáng tác năm bao nhiêu, thì chắc chắn ta biết. | ĐIÊU KHẮC Ở KINH BẮC Tượng Ngọc nữ thế kỷ 18-19 chùa Dâu Nghệ thuật có một vị trí đặc biệt trong bất cứ nền văn minh nào bởi vì mọi hoạt động hành vi âm thanh vốn không thể lưu giữ lại trong xã hội cổ chỉ còn lại những di vật vật chất. Điêu khắc ở Kinh Bắc là phần còn lại lâu đời và liên tục nhất của văn hóa Kinh Bắc trong khi không thể quả quyết Quan họ ra đời vào thời điểm nào bài ca nào là cổ nhất sáng tác năm bao nhiêu thì chắc chắn ta biết tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích là năm 1057. Điêu khắc trước hết là dung mạo con người vẽ thẩm mỹ của thời đại sinh ra nó sau đó là tính cách phục trang là hình ảnh sống của phần lịch sử đã chết. Địa vực Kinh Bắc cổ rất rộng bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hết huyện Gia Lâm của Hà Nội sát với địa vực của Thái Nguyên Hải Dương Hưng Yên và Hà Tây. Địa vực này có lẽ được xác định vào thời Hậu Lê có ý nghĩa như một miền văn hóa riêng biệt. Vì thế tách riêng Bắc Ninh hiện nay mà nghiên cứu nghệ thuật cổ là không thỏa đáng. Có lẽ phải nghiên cứu nghệ thuật Bắc Ninh trong phạm vi và tương quan rộng Kinh Bắc. Tuy nhiên phong cách nghệ thuật phổ quát thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 xác định nghệ thuật chỉ có một phong cách Đại Việt chung. Nghệ thuật từng địa phương không có ý nghĩa gì. Tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích năm 1057 cao 2 77m là pho tượng hoàn hảo nhất của phong cách nghệ thuật. Vẻ đôn hậu viên mãn thần thái phi cá tính những nếp áo lan tỏa như làn sóng nước và những hoa văn chạm khắc bệ tượng dầy như màn đăng ten nói lên một vẻ đẹp Phật tính hoàn hảo. Cột biểu chùa Dạm 1086-1094 biến thái từ biểu tượng Linga - Yoni Champa tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương và con rồng thăng hoa từ mặt đất mặt nước lên bầu trời. Những di vật khác như 10 con thú đá ngựa tê giác voi trâu sư tử tượng Đầu người mình chim Phật Tích hoặc mở rộng lên những chạm khắc đá chùa Bà Tấm chùa Hương Lãng cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc và điêu khắc ở Kinh Bắc trong thời đại nhà Lý một loại kiến trúc có hơi hướng của dòng ấn Độ - Khmer. Chùa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN