tailieunhanh - Đề thi đại học môn Sinh khối B năm 2007 - Mã đề 546

Tham khảo đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007 môn Sinh học, khối B với mã đề thi 546, tài liệu mang đến cho các bạn những câu hỏi trắc nghiệm hay hữu ích cho học tập và ôn thi. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 05 trang ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM 2007 Môn thi SINH HỌC Khối B Thời gian làm bài 90 phút. Mã đề thi 546 Họ tên thí sinh . Số báo danh . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 43 câu từ câu 1 đến câu 43 Câu 1 Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. mất đoạn lớn. Câu 2 Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo một hướng xác định là A. chọn lọc tự nhiên. B. cách li. C. đột biến. D. giao phối. Câu 3 Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm A. biến dị cá thể. B. đột biến trung tính. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến. Câu 4 Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn aa thì số cá thể có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể sẽ là A. 900. B. 1800. C. 8100. D. 9900. Câu 5 Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n 24 nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 36. B. 12. C. 24. D. 48. Câu 6 Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền A. 0 4 AA 0 4 Aa 0 2 aa. B. 0 6 AA 0 2 Aa 0 2 aa. C. 0 64 AA 0 32 Aa 0 04 aa. D. 0 7 AA 0 2 Aa 0 1 aa. Câu 7 Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. C. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn phạm vi tương đối hẹp. Câu 8 Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến A. chuyển đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn. C. chuyển đoạn tương hỗ. D. lặp đoạn và mất đoạn. Câu 9 Những loại enzim .