tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ"
Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyển tâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người trong xã hội Á Đông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia đình. Từ. | TAP CHÊ KHOA HOC Âai hoc Huã Sa 47 2008 VẤN ĐỀ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ Lê Thọ Quốc Trường Đại học Khoa học Đại học Huế TÓM TẮT Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyển tâm lý giá trị chuẩn mực đạo đức lối sống phong tục tập quán của con người trong xã hội Á Đông vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân - gia đình. Từ những ghi nhận qua kinh điển chúng ta sẽ thấy được Phật giáo nhìn nhận hôn nhân -gia đình như thế nào Và những quan niệm đó Phật giáo Huế đã thể hiện như thế nào trong cách thức tổ chức lễ nghi nhằm chuyển hóa những ý nghĩa mà nó đem lại cho người Phật tử trước thực trạng xã hội hiện đại với nhiều sự đổ vỡ gia đình do ly hôn bạo hành gia đình tệ nạn xã hội . Phật giáo luôn luôn đặt gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội dựa trên các giá trị chuẩn mực đạo đức của con người thiết chế văn hóa gia đình truyền thống bổn phận và quan hệ vợ chồng chung thủy . mà còn đó là một quy phạm pháp luật đủ mức răn đe giáo dục nhằm hạn chế ly hôn bạo lực gia đình . mà xã hội đang ngày càng phải đối mặt. Đồng thời thông qua lễ thức Phật giáo để thể hiện sự gắn kết giữa đời và đạo theo đúng thuần phong mỹ tục và luật hôn nhân gia đình của người Việt Nam. 1. Dần nhập Không chỉ một số tôn giáo lớn của thế giới như Thiên Chúa giáo Hồi giáo Ân Độ giao. mà còn một vài tôn giáo khác xuất hiện muộn hơn ở nước ta như Cao Đài Hòa Hảo. đều có nghi thức làm lễ kết hôn cho tín đồ. Xuất phát từ những quan niệm khá riêng biệt mỗi tôn giáo có những cách thức hành lễ riêng phù hợp với tôn giáo của mình. Và tuỳ thuộc vào phong tục tập quán chuẩn mực đạo đức pháp luật . của từng vùng mỗi một tôn giáo đều có những điều chỉnh thích ứng nhằm hướng tín đồ theo định chế tôn chỉ của mình. Thực ra .
đang nạp các trang xem trước