tailieunhanh - MỸ THUẬT SO SÁNH NHỮNG TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU
Những dấu ấn Trung Hoa trong mỹ thuật Việt luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đầu tiên là thế hệ những nhà nghiên cứu người Pháp của trường Viễn đông Bác cổ như Bézacier, sau là thế hệ các nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam thế hệ đầu tiên như Nguyễn Đỗ Cung, Thái Bá Vân, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ. Song vì tính chất phức tạp của hiện tượng này nên những tranh luận học thuật cũng khá sôi nổi. Ban đầu là những tranh luận giữa các nhà nghiên cứu. | MỸ THUẬT SO SÁNH NHỮNG TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU kỳ lân Việt Nam Những dấu ấn Trung Hoa trong mỹ thuật Việt luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đầu tiên là thế hệ những nhà nghiên cứu người Pháp của trường Viễn đông Bác cổ như Bézacier sau là thế hệ các nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam thế hệ đầu tiên như Nguyễn Đỗ Cung Thái Bá Vân Nguyễn Du Chi Chu Quang Trứ. Song vì tính chất phức tạp của hiện tượng này nên những tranh luận học thuật cũng khá sôi nổi. Ban đầu là những tranh luận giữa các nhà nghiên cứu của trường Viễn đông Bác cổ với các trí thức Việt Nam. Sau đến là những tranh luận giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam với nhau. Nhưng có lẽ những cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam với các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới là cuộc tranh luận thú vị nhất. Song tới nay gần như chưa có được bao nhiêu các cuộc tranh luận từ hai phía Trung Quốc và Việt Nam. Lý do là đã có một thời gian dài học giả Trung Quốc không hiểu về mỹ thuật Việt Nam và các nhà nghiên cứu Việt Nam không có thông tin về Mỹ thuật Trung Quốc. Trong con mắt của những du khách một lần tiếp xúc với Mỹ thuật Việt Nam hôm nay cái phong vị Trung Hoa địa phương như một ấn tượng lúc mơ hồ lúc đậm nét. Đó là sự thực. Nhưng còn có một sự thực nữa tất thảy những ấn tượng này chủ yếu hình thành từ nền mỹ thuật thời Nguyễn 1802 - 1945 . Đó là một hiện tượng vừa lý thú vừa phức tạp. Đây là giai đoạn Việt Nam và Trung Quốc không xảy ra bất cứ cuộc chiến tranh nào. Xét về mặt cương vực và thực lực kinh tế chính trị thì đây là triều đại cường thịnh mà không một triều đại nào trước đó có được. Và đây cũng là triều đại mà kinh đô nước Việt Nam xa kinh đô thiên triều Trung Hoa nhất. ấy vậy mà từ luật pháp chính trị kiến trúc mỹ thuật đều mô phỏng Trung Hoa. Tìm hiều những dấu ấn Trung Hoa trong phần mỹ thuật thời Nguyễn ở quần thể di tích đền vua Đinh - vua Lê chúng tôi muốn nhấn mạnh đến hiện tượng tiếp xúc văn hóa không thông qua chiến tranh sự chiếm đóng và nô dịch. Việt Nam có hơn 1000 năm
đang nạp các trang xem trước