tailieunhanh - MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI CHÙA TÂY PHƯƠNG
.Trong bài viết “Việt Nam có tượng Kim Cương” tạp chí Mỹ thuật số 185, tôi có mạo muội đặt ra nghi vấn về danh xưng của các bức tượng Kim Cương ở các ngôi chùa Việt nói chung và chùa Tây Phương nói riêng. Để có thể độc giả tham dự vào hành trình kiến giải vấn đề này, người viết xin bắt đầu từ công việc tìm hiểu những yếu tố ngoại lai trong quần thể kiến trúc chùa Tây Phương. Có một đồ án mà lâu nay ta vẫn gọi là Sắc không đồ (hoặc bán âm. | MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI CHÙA TÂY PHƯƠNG Trong bài viết Việt Nam có tượng Kim Cương tạp chí Mỹ thuật số 185 tôi có mạo muội đặt ra nghi vấn về danh xưng của các bức tượng Kim Cương ở các ngôi chùa Việt nói chung và chùa Tây Phương nói riêng. Để có thể độc giả tham dự vào hành trình kiến giải vấn đề này người viết xin bắt đầu từ công việc tìm hiểu những yếu tố ngoại lai trong quần thể kiến trúc chùa Tây Phương. Có một đồ án mà lâu nay ta vẫn gọi là Sắc không đồ hoặc bán âm dương đồ ở chùa Tây Phương thực chất là một đồ án không có nguồn gốc Phật giáo và chưa từng xuất hiện trong nghệ thuật kiến trúc của người Việt trước đó. Đồ án này xuất hiện trên bức tường hai bên hồi nhà được xây bằng gạch mộc. Chính khoảng rỗng trong đồ án này đã đưa ánh sáng bên ngoài vào cho ba nếp nhà bái đường chính điện và hậu cung. Đồ án này cho tới nay xuất hiện trên các công trình kiến trúc ở Trung Quốc sớm nhất là vào năm 1748 tại danh thắng Ngọc Hoàng Các huyện Nguy Sơn tỉnh Vân Nam. Đồ án có tên gọi Thủy Hỏa khuông khuếch đồ là một biểu tượng của Đạo giáo có nguồn gốc từ Kinh dịch. Đồ án được hợp thành từ hai quẻ Ly và Khảm. Khác với cách thể hiện đồ án ở chùa Tây Phương theo lối đặc rỗng cách thể hiện hào quẻ Ly - Khảm của Ngọc Hoàng Các là bằng hai màu đen trắng. Cách vẽ này không có gì mới hơn hình đồ trong sách Thái cực đồ thuyết di nghĩa của nhà Nho học đời Thanh Mao Kỳ Linh 1623-1716 . Cuốn sách này lại dựa vào hình đồ của một đạo sỹ đời Hậu Hán 947- 950 là Nguy Bá Dương viết trong cuốn Chu Dịch tu đồng khiết - một cuốn sách kinh điển của Đạo gia. Về sau theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Trung Hoa Mật tông đã thu nhận Thủy hỏa khuông khuếch đồ vào trong hệ thống học thuyết của mình. Tuy vậy cách gọi đồ án này là Sắc không đồ chỉ là cách gọi ở không chính thống ở Việt Nam Không có mục từ này trong cuốn Từ điển Phật giáo Hán Việt NXB Khoa học kỹ thuật 1998 . Phải nói rằng khi đồ án này được biến thành thể đặc rỗng thì cái ảo diệu do ánh sáng tạo ra thật chí lý cái ý sắc
đang nạp các trang xem trước