tailieunhanh - LAM KINH, THANH HÓA ĐI TÌM CÁCH ỨNG XỬ VỚI TIỀN NHÂN

Khoảng hạ tuần tháng 10 năm 1993, tôi được KTS. Hà Văn Thọ, giám đốc Xí nghiệp Tu bổ Di tích Trung ương thuộc Bộ Văn hoá Thông tin mời làm chủ nhiệm dự án về tu bổ, phục hồi di tích Lam Kinh; Lúc bấy giờ, KTS. Trần Quang Trung là cán bộ của Xí nghiệp đang thực thi công việc này. Sự chuyển giao chủ nhiệm dự án, theo ý kiến của KTS. Hà Văn Thọ là do việc ứng xử đối với cảnh quan khu di tích Lam Kinh không giống như các di tích hiện. | LAM KINH THANH HÓA ĐI TÌM CÁCH ỨNG XỬ VỚI TIỀN NHÂN Khoảng hạ tuần tháng 10 năm 1993 tôi được KTS. Hà Văn Thọ giám đốc Xí nghiệp Tu bổ Di tích Trung ương thuộc Bộ Văn hoá Thông tin mời làm chủ nhiệm dự án về tu bổ phục hồi di tích Lam Kinh Lúc bấy giờ KTS. Trần Quang Trung là cán bộ của Xí nghiệp đang thực thi công việc này. Sự chuyển giao chủ nhiệm dự án theo ý kiến của KTS. Hà Văn Thọ là do việc ứng xử đối với cảnh quan khu di tích Lam Kinh không giống như các di tích hiện tồn còn tương đối nguyên vẹn khác và đơn lẻ mà Xí nghiệp vẫn thực hiện từ nhiều năm nó đòi hỏi được nghiên cứu có tính khoa học trước khi đưa ra phương án tu bổ phục hồi. Tôi rất e ngại khi phải tiếp nhận công việc từ một đồng nghiệp đang thực hiện dở dang song sau khi tiếp nhận dự án thiết kế khu mộ và nhà che bia của KTS. Trần Quang Trung tinh thần của Hội thảo khoa học về quy hoạch di tích Lam Kinh tại Bộ Văn hoá Thông tin lúc đó ngày 14 10 1993 do Bộ trưởng Trần Hoàn Thứ trưởng thường trực Lưu Trần Tiêu và Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Bưu chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học các giáo sư nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng Trần Lâm Biền Phạm Mai Hùng Trịnh Cao Tưởng Chu Quang Trứ Đỗ Văn Ninh. thì tôi thấy đây là một công việc thú vị và yên tâm hơn bên cạnh đó là yêu cầu của lãnh đạo Công ty tôi đã nhận lời. Thực vậy sau lần về khảo sát hiện trạng thì Lam Kinh năm đó là một khu hoang tàn không có công trình kiến trúc cổ thường thấy ở một số khu di tích ngoại trừ nhà che bia 2 tầng mái được xây dựng năm 1961 để bảo vệ bia Vĩnh Lăng - tấm bia đá có quy mô và hình thức trang trí lớn đẹp nhất của khu di tích Còn lại không định dạng được rõ nét dù chỉ là mặt bằng tổng thể. Khu vực trung tâm Nổi rõ nhất lúc bấy giờ là hệ thống chân tảng của Chính điện cho phép hình dung hình thể mặt bằng theo chữ công thềm đá với đôi rồng và đôi vân hoá rất rõ dấu ấn của thời Lê sơ. Tuy các tác phẩm điêu khắc đá này đã bị biến dạng do lần tu bổ trước đó khi vá phần bị mất bằng đá và vữa không .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.