tailieunhanh - HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM
Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Chúng ta có nguồn cội Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng là biểu tượng vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ. Hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng. | HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM Đầu rồng Hoàng thành Thăng Long Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt nhiều huyền thoại về rồng với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Chúng ta có nguồn cội Lạc Hồng Lạc Long Quân và Âu Cơ . Rồng là biểu tượng vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ. Hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng trang trí trong Hoàng cung các ngôi Chùa cung Điện mà còn có giá trị cái đẹp tạo hình. Hình tượng Rồng phát triển ở các vương triều mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưng. Cơ sở nhận diện hình tượng trên các phần thể hiện Đầu Rồng mắt mũi mồm râu bờm sừng hình dáng thân Rồng các khúc uốn lượn các chi tiết vây móng đuôi và đối chiếu với niên đại di tích để xác định Rồng các thời - Rồng thời Lý thế kỷ XI-XII Thăng Long nơi rồng vàng xuất hiện cũng là nơi vương triều Lý 1010-1125 xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoàng thành chùa tháp mở đầu cho độc lập tự chủ của Đại Việt. Duy trì gìn giữ những biểu tượng Rồng truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo hình tượng Rồng đưa lại ý nghĩa mới. Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý trở thành biểu tượng cao quý quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền đạo Phật là Quốc giáo . Nó thể hiện trong các hợp thể nghệ thuật đường nét uyển chuyển tinh tế bố cục hoàn chỉnh phong cách độc đáo. Hình tượng Rồng có kiểu dáng nhất quán được nghệ nhân tuân thủ triệt để. Bất kỳ hình rồng ở di tích nào dù ở cách xa nhau dù làm vào những năm khác nhau dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền thì hình tượng con Rồng Lý đều có kiểu dáng và cấu trúc chung. Đặc điểm hình tượng Đầu Rồng với cổ ngước cao. Mắt Rồng to tròn và hơi lồi. Trên lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật và trán kết xoắn hình chữ S ký hiệu hình chớp
đang nạp các trang xem trước