tailieunhanh - GIỚI TÍNH TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN

Nhân đại lễ Vesak 2008, vừa qua Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với nhà sưu tập Dương Phú Hiến đã cống hiến cho công chúng Hà Nội một cuộc trưng bày chưa từng có về nghệ thuật Phật giáo châu á. Với một số lượng lớn về tượng Phật Tạng truyền, triển lãm đã đem lại cho công chúng từ sự kinh ngạc này tới sự kinh ngạc khác (1). Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong triển lãm, gom góp những kiến thức rời rạc, bài viết tập trung vào việc giải thích một. | GIỚI TÍNH TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN Tara Nhân đại lễ Vesak 2008 vừa qua Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với nhà sưu tập Dương Phú Hiến đã cống hiến cho công chúng Hà Nội một cuộc trưng bày chưa từng có về nghệ thuật Phật giáo châu á. Với một số lượng lớn về tượng Phật Tạng truyền triển lãm đã đem lại cho công chúng từ sự kinh ngạc này tới sự kinh ngạc khác 1 . Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong triển lãm gom góp những kiến thức rời rạc bài viết tập trung vào việc giải thích một trong những lý do làm triển lãm thành một sự kiện văn hóa nổi bật nhất tháng 5 vừa qua. Phật giáo Tạng truyền là khái niệm ban đầu chỉ dòng Phật giáo lưu truyền ở Tây Tạng Nepan Bhutan Sikkim. Giới tính trong nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền là một chủ đề nghiên cứu rất thú vị vì tôn giáo nói chung không mặn mà với vấn đề giới tính tình dục cứu cánh của tôn giáo không ở trên giường mà là ở trên thiên đường. Phật giáo là một tôn giáo hướng đến sự bình đẳng không phân biệt thành phần xuất thân đẳng cấp xã hội. Nhưng Phật giáo nguyên thủy không đặt ra vấn đề bình đẳng giới. Phật giáo vốn là tôn giáo rất linh hoạt khi vượt qua những dãy núi cao ngất quanh năm tuyết phủ của dãy Himalaya đã hòa nhập với tín ngưỡng và văn hóa bản địa nơi đây tạo nên những hình tượng nghệ thuật Phật giáo vô cùng đặc sắc. Một trong những điều làm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng mê hoặc người xem chính là sự cường điệu nhân tố giới tính. Hay nói theo cách của giới trẻ là rất sexy. 1. Sơ lược vài nét về nghệ thuật Phật giáo. Phật giáo tuy hình thành từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhưng thoạt đầu là tôn giáo không chủ trương lập tượng. Đức Phật ban đầu được thờ phụng với hình thức biểu tượng như Bánh xe hay chiếc ngai. Cho đến thế kỷ thứ nhất sau CN tôn giáo Đại Thừa tại Tây Bắc ấn Độ bắt đầu hưng khởi việc thờ các ngẫu tượng mới bắt đầu xuất hiện. Phật giáo Đại thừa dùng nghệ thuật tạo hình như một phương tiện để truyền giáo. Đây là lý do sự bùng nổ các loại tượng Phật của Phật giáo đại thừa. Nghi lễ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN