tailieunhanh - ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN

Bức tranh Đánh ghen là một trong những bức tranh thuộc thể loại tranh sinh hoạt của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh khắc họa một tình tiết xung đột của một gia đình có một ông mà hai bà trong xã hội phong kiến xưa. Thật đúng là: “chồng riêng riêng những kính yêu, chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Bức tranh mang dáng dấp như một vở hài kịch hơn là bi kịch, dẫu rằng cũng có chút dao kéo. Phông nền cho màn diễn này là một chiếc bình phong hình cuốn thư. Tại. | ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN Đánh ghen-Giấy điệp tranh dân gian Đông Hồ Bức tranh Đánh ghen là một trong những bức tranh thuộc thể loại tranh sinh hoạt của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh khắc họa một tình tiết xung đột của một gia đình có một ông mà hai bà trong xã hội phong kiến xưa. Thật đúng là chồng riêng riêng những kính yêu chồng chung ai dễ ai chiều cho ai . Bức tranh mang dáng dấp như một vở hài kịch hơn là bi kịch dẫu rằng cũng có chút dao kéo. Phông nền cho màn diễn này là một chiếc bình phong hình cuốn thư. Tại sao bình phong lại có hình cuốn thư Đồ án cuốn thư có nói lên gì thân phận gia cảnh của các nhân vật trong tranh không Trước hết chúng ta cùng khảo sát sự xuất hiện và những ý nghĩa của đồ án này. Đồ án cuốn thư tượng trưng cho học thức sự quyền quý sang trọng. ảnh hưởng của đồ án này còn ảnh hưởng tới đầu thế kỷ XX trên lối vào sảnh chính của tòa nhà Đại học Đông Dương - Hà Nội khoảng năm 1925 có đắp một cuốn thư nhỏ trong đề hai chữ Chính Hạt . Dẫu vậy khi khảo sát sự phát triển của loại đồ án này ở Việt Nam chúng ta ngờ rằng nó xuất hiện khá muộn. Trên 82 chiếc bia ở Văn Miếu không tìm thấy sự hiện diện của đồ án này. Trong một bức chạm ở chân tảng trong đền vua Đinh có một bức chạm bình phong cuốn thư giống hệt như bức tranh Đánh ghen của Đông Hồ. Nhưng bức chạm này được làm thời Thành Thái thứ 10 1898 . Trong quần thể di tích đền vua Đinh vua Lê đồ án cuốn thư không thấy trước thời Nguyễn. Đồ án cuốn thư xuất hiện chủ yếu vào thời Nguyễn ở dạng bình phong và các bức hoành phi trên trán nhà. ở Long An Điện từng là Tân Thư Viện Huế trên chính điện phía bên phải ngai vàng của vua Duy Tân có một cuốn thư sơn son thếp vàng khá đẹp. Trên tam quan Văn Miếu ở Huế chúng ta lại thấy hình ảnh cuốn thư được đắp nổi một cách trang trọng như đã nói ở trên được coi là một biểu tượng văn hiến nhưng trên văn bia thời Lê Mạc ở Văn Miếu Hà Nội chúng ta chưa thấy xuất hiện dạng đồ án này. Đồ án cuốn thư ở đền vua Đinh cũng xuất hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN