tailieunhanh - DẤU ẤN NGHỆ THUẬT CHĂM TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Năm 2003, việc phát lộ khu di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu được đánh giá là một trong 7 sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam. Chưa bao giờ ở Hà Nội lại có cuộc khai quật khảo cổ nào mang đến một số lượng lớn ước tính khoảng hơn 3 triệu di vật có giá trị. Nó đã giúp hé lộ những chứng cứ lịch sử quan trọng của cả nghìn năm trải qua các triều Lý, Trần, Lê. Từ cuộc khai quật này, cũng là lần đầu tiên các nhà mỹ thuật được. | DẤU ẤN NGHỆ THUẬT CHĂM TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG GARUDA phong cách Tháp Manx Năm 2003 việc phát lộ khu di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu được đánh giá là một trong 7 sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam. Chưa bao giờ ở Hà Nội lại có cuộc khai quật khảo cổ nào mang đến một số lượng lớn ước tính khoảng hơn 3 triệu di vật có giá trị. Nó đã giúp hé lộ những chứng cứ lịch sử quan trọng của cả nghìn năm trải qua các triều Lý Trần Lê. Từ cuộc khai quật này cũng là lần đầu tiên các nhà mỹ thuật được chứng kiến một khối lượng đồ sộ các sản phẩm mỹ thuật. Các tượng rồng phượng được tìm thấy với kích thước khá lớn cao gần đầu người chứng tỏ các kiến trúc thời Lý Trần Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Các sản phẩm gốm từ gốm ngự dụng cho đến gốm mộc đã chứng thực một nền nghệ thuật Việt Nam đa dạng và phong phú. Đồng thời thông qua các hiện vật nghệ thuật này chúng ta càng có điều kiện để khẳng định thêm những giả thiết về sự giao lưu văn hóa qua các thời kỳ. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Chăm trên nước Đại Việt xưa là khá đậm nét. Mặc dầu những di tích có niên đại Lý Trần ngày nay không còn nhiều như bệ tượng Adiđà cột đá chùa Dạm các bệ đá hoa sen thời Trần là những chứng cứ tiêu biểu cho sự có mặt của văn hóa Chăm trên mỹ thuật Việt. Những ngôi tháp cổ như Chương Sơn Bình Sơn với những đặc trưng là gạch và đất nung với những trang trí rất gần gũi với tinh thần của nghệ thuật Chăm. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy cả những pho tượng Chăm trên đất Việt tại chùa làng Võng La nơi vào thời Đại Việt các vua Lý đã cấp cho các tù binh Chămpa ở để phục vụ cho công cuộc xây dựng nền nghệ thuật mới của mình. Việc có sự cộng cư của người Chăm và người Việt trên đất Bắc và sự tham gia của người Chăm trong việc xây dựng các công trình đền đài chùa miếu đã làm nên một bộ mặt rạng rỡ của mỹ thuật Việt trong buổi đầu độc lập và ảnh hưởng này còn duy trì mãi cho đến các giai đoạn sau. Việc phát lộ các di tích tại Hoàng Thành Thăng Long đã
đang nạp các trang xem trước