tailieunhanh - TRANH LÀNG SÌNH - NÉT ĐẸP CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN XỨ HUẾ

Trong số những làng tranh dân gian còn tồn tại đến ngày hôm nay, thì Làng Sình được xem là một trong những làng mà nghề làm tranh vẫn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian hiện nay. Làng Sình hay còn gọi là làng Lại Ân thuộc xã Phú Mậu - huyện Phú Vang, cách thành phố Huế khoảng 9km về phía Đông. Nằm trên điểm hợp lưu giữa con sông Bồ với sông Hương rất thuận tiện cho việc giao thương, làng Sình không chỉ nổi danh với nghề làm tranh, mà còn là. | TRANH LÀNG SÌNH - NÉT ĐẸP CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN XỨ HUẾ Trong số những làng tranh dân gian còn tồn tại đến ngày hôm nay thì Làng Sình được xem là một trong những làng mà nghề làm tranh vẫn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian hiện nay. Làng Sình hay còn gọi là làng Lại Ân thuộc xã Phú Mậu - huyện Phú Vang cách thành phố Huế khoảng 9km về phía Đông. Nằm trên điểm hợp lưu giữa con sông Bồ với sông Hương rất thuận tiện cho việc giao thương làng Sình không chỉ nổi danh với nghề làm tranh mà còn là một làng cổ nổi tiếng với chùa Sùng Hoá từng được ghi trong Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An vào thế kỷ XVI. Hàng năm vào ngày 10 tháng giêng làng còn nổi tiếng với có lễ hội vật có nghề làm hương làm hạt bỏng để cúng. Có lẽ do những truyền thống này mà nghề in tranh mộc bản ở Sình ngay từ khi ra đời đã không thuần túy là dòng tranh phục vụ cho các thú chơi tao nhã mà chủ yếu là nhu cầu tín ngưỡng dùng để thờ để hóa trong các lễ cầu an giải hạn. Với địa thế giao thương thuận tiện tranh Sình dường như đã chiếm lĩnh thị trường khắp các tỉnh miền Trung từ Huế đến Quảng Trị Quảng Nam - Đà Nằng đến tận Quảng Ngãi. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở Huế thậm chí chúng còn xuất hiện trong cung cấm trong các lễ cúng tế cầu tự dân gian do các bà tổ chức một cách kín đáo bên cạnh các nghi lễ chính thống cung đình1 . Xuất hiện tồn tại thăng trầm trong mấy trăm năm qua tranh làng Sình đã cộng nhập những dấu ấn lịch sử và những giá trị văn hoá nhân văn của cộng đồng làng xã. Khác với dòng tranh Đông Hồ có chủ đề quán xuyến hầu hết mọi mặt của đời sống và tinh thần của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ với lối biểu đạt trào lộng và dí dỏm tranh Sình dường như chỉ tập trung vào hai công năng thờ và cúng. Về đề tài tranh Sình chia làm ba thể loại chính tranh nhân vật tranh súc vật và tranh đồ vật. Tranh nhân vật thường là tranh thế mạng hoặc các tranh trang ông trang bà trang bếp tranh bổn mạng là những vị thần bổn mạng bảo trợ cho gia chủ loại này thường dán trên tường cuối năm mới đốt còn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN