tailieunhanh - Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh

thuyết Kant – Laplace Năm 1755 trong cuốn sách “Lịch sử khái quát về tự nhiên và học thuyết về mặt trời” nhà triết học Đức Kant đã dựa vào môn cơ học thiên văn để giải thích sự hình thành các thiên thể và chuyển động ban đầu của chúng. | Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh thuyết Kant - Laplace Năm 1755 trong cuốn sách Lịch sử khái quát về tự nhiên và học thuyết về mặt trời nhà triết học Đức Kant đã dựa vào môn cơ học thiên văn để giải thích sự hình thành các thiên thể và chuyển động ban đầu của chúng. Từ 1796- 1824 nhà toán học thiên văn Pháp Laplace dựa vào ý kiến Kant xây dựng một giả thuyết mới. Giả thuyết này gọi Chung là giả thuyết Kant Laplace Theo Kant Mặt Trời và các hành tinh được hình thành từ một khối khí đám mây bụi vũ trụ dày đặc có thể là chất khí hay vật chất rắn nguội đặc. Theo Laplace thì các hành tinh hình thành từ một khối khí loãng nóng xung quanh mặt trời. Vật chất gần Mặt Trời do sức hút va chạm nhau theo Kant hoặc do nguồn lạnh đông đặc lại theo Laplace mà sinh ra sự vận động xoáy ốc và hình thành các vành đai vật chất đặcquay xung quanh Mặt Trời. Sau đó Phần lớn khối lượng của mỗi vành đai kết tụ lại thành khối cầu đó là hành tinh còn lại trở thành vệ tinh. Đến thế kỉ 19 giả thuyết này bộc lộ nhiều thiếu sót vì không giải thích nổi một số vấn đề - Tại sao vệ tinh các sao Mộc và sao Thổ có chiều quay ngược lại chiều quay của đa số thiên thể trong hệ Mặt Trời. - Tại sao mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng quỷ đạo của cả 5 vệ tinh của Thiên Vương Tinh đều vuông gócvới mặt phẳng hoàng đạo. - Nếu theo sơ đồ của Laplace thì các vành đai vật chất phải tự quay theohướng xuôi kim đồng hồ nhưng thực tế chúng lại quay ngược kim đồng hồ. - Trong khi tự quay tại sao không khí ở vành vật chất lại ngưng tụ lại thành hành tinh trong khi kếtquả nghiên cứu phải phân tán vào vũ trụ. Đến cuối thế kỷ 19 lại tìm ra 1 sai lầm cơ bản của giả thuyết Laplace đó là momen quay của Mặt Trời. Mặt Trời tự quay 1 vòng quanh trục phải mất từ 25-27 độ tự quay chậm đó làm sao đủ sức tách 1phần vật chất ra thành các hành tinh. Ngay cả độ dẹt do sức ly tâm sinh ra cũng ko quan sát vì vậy các nhà thiên văn đã xây dựng giản thuyết mới. thuyết Jeans hay là giả thuyết tai biến Theo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN