tailieunhanh - Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam

Việc người Việt coi trọng học vấn, tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chương trình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt. | Văn học Pháp ngữ Việt Nam Việc người Việt coi trọng học vấn tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chương trình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt. Nguyễn Phan Long đã truyền đạt lại ý muốn đó nói lên cái tình trạng nước đôi văn hoá và sức hấp dẫn của những điều Pháp đưa lại qua đoạn văn sau trong cuốn Indochine la douce Đông Dương ngọt ngào của ông. Người Pháp đọc một người Annam đã chọn cách thể hiện mình bằng thứ tiếng của Racine và Voltaire thường không hay biết rằng nhà văn đó không phải bao giờ cũng mới tốt nghiệp các trường đại học ở chính quốc tự hào với những nét tinh tế vùng Địa Trung Hải sung sướng viết được những câu văn cân đối. Không đó thường chỉ đơn giản là một người tự học một đầu óc bị ám ảnh bởi con quỷ của nó. Đó là một tâm hồn tuyệt đối cần được thổ lộ ra và nếu nó chọn một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của nó thì chao ôi đó là vì tận trong sâu thẳm những cảm hứng của mình nó cảm thấy gần gũi với những người nói thứ tiếng đó hơn với những người cùng chung dòng máu với mình. Nhưng dòng máu đó ràng buộc níu kéo ra lệnh cho nó. Bị giằng xé tứ bề nó lâm vào cảnh nhục nhã không còn được gần gũi những cái lôi cuốn nó cũng không thoát được những cái nó tin là có thể chạy trốn nhưng vẫn tiếp tục yêu mến. Giới phê bình đổ lên đầu nó thậm chí thường khi những lời khen ngợi nó tiếp nhận được lại đi kèm với những lời khuyên răn đừng nên chạy theo cái không thể được. Nó nên từ bỏ hay nên tự bằng lòng với danh tiếng chỉ khoanh lại trong khu vực địa phương Nhưng đây có phải là chuyện danh tiếng không Không đây là một chuyện hoàn toàn khác. Đây là một cú lao mình không thể kìm lại được một cú lao mình giống như tình yêu vậy. ý muốn tự biểu hiện bằng tiếng Pháp phản ánh một xu hướng chung tìm kiếm những hình thức hiện đại cách tân - như tiểu thuyết trong văn học - mà Việt Nam không có. Hướng tới tương lai những người Việt Nam có học muốn cắt đứt với cái họ coi là di sản văn hoá vô dụng trong xã hội công nghiệp hiện đại. Điều nghịch lý là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN