tailieunhanh - Báo cáo khoa học: Giả thuyết về quan hệ văn hóa- giao tiếp

Tham khảo bài viết 'báo cáo khoa học: giả thuyết về quan hệ văn hóa- giao tiếp', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NGÔN NGỮ SỐ 1 2011 GIẢ THUYẾT VỂ QUAN HỆ VĂN HÓA - GIAO TIẾP NGUYỄN QUANG 1. Cá nhân nhóm xã hội tiểu văn hoá và văn hoá Khi tiến hành nghiên cứu các bình diện phạm trù trong giao tiếp giao văn hoá chúng tôi luôn ý thức được rằng đó là những bình diện phạm trù rất nhu hoạt và tinh tế. Chúng phụ thuộc rất nhiều vào các ẩn tàng văn hoá như giả trị quan niệm đức tin cấm kị. cũng như các thành tố giao tiếp như các thông số nhân thân cùa chù thể và đối thể giao tiếp quan hệ giữa các đối tác giao tiếp quyền lực của chủ thể đối với đổi thế giao tiếp mục đích giao tiếp nội dung giao tiếp hình thức thông điệp môi trường giao tiếp. Do vậy chúng tôi thiển nghĩ việc đưa ra các phổ niệm tuyệt đối về biểu đạt của các bình diện phạm trù này trong các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá được xét để khăng định răng các cá nhân các nhóm xã hội các tiểu văn hoá và các nền văn hoá khác nhau đều viện đến các chiến lược và tiểu chiến lược giống nhau do đều chia sẻ các phổ niệm đó là một cách nhìn nhận chưa thoả đáng. Nó làm xơ cứng và đánh đồng các đối tượng được xét. Song nếu ta lại thái quá mà cho rằng con người sinh ra vốn là những cá nhân đơn lè khác biệt với những cá nhân khác cho nên việc tìm kiếm những đặc điểm hành vi nói chung và hành vi giao tiếp nói riêng để nhận diện các nhóm xã hội các tiểu văn hoá và các nền văn hoá là không tưởng thì đó cũng lại là một cách nhìn nhận cần được xem xét lại. Con người sinh ra vốn tiên thiên mang tư cách kép double status vừa mang tư cách cá nhân vừa mang tư cách thành viên. Các hành vi hành tác action tương tác interaction và xuyên tác transaction của một con người một mặt thể hiện và minh chứng cho tư cách cá nhân của người đó thí dụ anh A khác với anh B mặt khác giúp ta nhìn nhận được tính đồng nhóm của người đó với một những người khác thí dụ anh A và anh B đều là người Bắc Bộ . Dựa ữên quan niệm về tư cách kép của con người chúng tôi xin được đưa ra các sơ đồ sau Giả thuyết. 21 Với cách nhìn nhận trên chúng tôi thiết nghĩ khi nghiên cứu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN