tailieunhanh - Báo cáo khoa học: Về khuynh hướng ngữ nghĩa học tri nhận

Trong ngôn ngữ học, đặc biệt trong ngữ pháp học, chúng ta gặp những định nghĩa phạm trù cụ thể hơn. Chẳng hạn, phạm trù ngữ pháp được định nghĩa như sau: "Phạm trù ngữ pháp là những tập hợp, những nhóm, là tổng hoà những hiện tượng ngữ pháp đồng loại, trước hết là tổng hoà những từ ngữ pháp đồng loại bên cạnh sự khác nhau của các hình thái của chúng. Sự thống nhất của phạm trù này hay phạm trù khác được quy định không phải bởi phương thức ngữ pháp, mà bởi ý nghĩa ngữ. | SỐ 11 NGÔN NGỮ 2006 VÊ KHUYNH HƯỚNG NGỮ NGHĨA HỌC TRI NHẬN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ nghĩa học tri nhận cognitive semantics là tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa học có cách tiếp cận lí thuyết phân biệt với các khuynh hướng đã giói thiệu như ngữ nghĩa học cấu trúc ngữ nghĩa học hình thức. Đây cũng là khuynh hướng vừa có sự kế thừa ngữ nghĩa học truyền thông vừa bộc lộ khá tập trung những nét mới của ngữ nghĩa học biểu hiện tinh thẩn mental representation semantics cuối thế kỉ XX. Là một khuynh hướng lí thuyết nên ta có thể nhận thấy nội dung phạm vi nghiên cứu theo nghĩa rộng hoặc hẹp khác nhau. Theo nghĩa hẹp nó được xem như là một bộ phận của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ học nói chung. Theo nghĩa rộng có tác giả xem nó như một cách tiếp cận của ngôn ngữ học và gọi là ngôn ngữ học tri nhận cognitive linguistics . Dưới đây trước hết xin nói về phạm vi nghĩa hẹp - ngữ nghĩa học trì nhận cognitive semantics . Sau đó sẽ nói sơ qua về cách hiểu nghĩa rộng. Phân biệt hai cách hiểu để thấy rõ phạm vi và đổì tượng nghiên cứu còn thực chất là cùng một hướng quan niệm. n. NGỮ NGHĨA HỌC TRI NHẬN 1. Dẩn nhập Một trong những đặc diêm nối bật của ngữ nghía học tri nhận phân biệt vói các ngữ nghĩa học khác đã nói LÊ QUANG THĨÊM là coi trọng sự tri nhận cognition trong nghiên cứu nghĩa. Sự tri nhận có thể hiểu không hoàn toàn thông nhất nhưng cái chung là để cao sự tri giác sự nhận thức là những hình thức của năng lực tư duy. Đó là quá trình hay kết quả phản ảnh tái hiện hiện thực vàó tư duy là các quá trình con người nhận biết hiểu biết thế giối khách quan hoặc quy luật tư duy cũng như kết quả của các quá trình đó. Việc coi trọng nhấn mạnh sự tri nhận cũng có nghĩa là coi trọng nhấn mạnh mặt nội dung mặt nghĩa trong phân tích miêu tả nghĩa trong nghiên cứu ngôn ngữ mà có thời đã bị xem nhẹ. Và như vậy ngữ nghĩa học tri nhận củng coi trọng vai trò của nhân tô chủ thể con người trong ngôn ngữ chú ý đến vai trò ngữ nghĩa trong các cấp độ bình diện phân tích miêu tả giải thích các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN