tailieunhanh - Đề tài " Lý thuyết Keynes, các tranh cãi và ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam "

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tràn vào kinh tế Việt Nam ở mọi chiều kích khác nhau, rõ nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, khách du lịch, cầu trong nước, mạng lưới kinh doanh xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ, tất cả đều giảm mạnh. | Lý thuyết Keynes các tranh cãi và ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam Nguyễn Hoàng Bảo a 1 Hồ Hoàng Anh b 1 Đoàn Kinh Thành c 2 aKhoa Kinh Tế Phát Triển ĐH Kinh Tế Tp. HCM bKhoa Kinh Tế Phát Triển ĐH Kinh Tế Tp. HCM cViện Nghiên Cứu Kinh Tế Tp. HCM Abstract Key words Keynes tổng cầu suy thoái bẫy thanh khoản nghịch lý của tiết kiệm lạm phát mục tiêu tối đa Việt Nam 1. Giới thiệu Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tràn vào kinh tế Việt Nam ở mọi chiều kích khác nhau rõ nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Xuất khẩu đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư gián tiếp khách du lịch cầu trong nước mạng lưới kinh doanh xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ tất cả đều giảm mạnh. Trong mấy thập niên qua kinh tế thị trường với quy luật cung cầu và sự đào thải toàn cầu hóa với ưu và nhược điểm và vai trò rất hạn chế của nhà nước theo trường phái của Adam Smith 1723-1790 được đề cập hầu hết trên các văn đàn kinh tế trong và ngoài nước. Vai trò của nhà nước chỉ làm cản trở quá trình sàng lọc tự nhiên của công nghệ trình độ quản lý quy mô sản xuất và phân phối của bàn tay vô hình. Kinh tế thị trường chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cạnh tranh và tiên tiến. Nhưng kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007 và các mất cân đối kinh tế lớn trên thế giới thất nghiệp leo thang đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất đình đốn thu nhập và phân phối xấu đi thì vai trò can thiệp chủ động và tích cực của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế theo John Maynard Keynes 1883-1946 được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Kenyes cho rằng không thể bị động chờ đợi nền kinh tế tự hiệu chỉnh để có được sản lượng tiềm năng và mức nhân dụng tối đa trong dài hạn bởi vì trong dài hạn chúng ta sẽ chết hết. Chính phủ các nước không thể bị động nhìn tình cảnh như vậy mà phải hành động tức thời. Các quốc gia suy thoái cầu giàu cũng như nghèo đã đưa ra ngân sách cho các nhóm giải pháp kích cầu. Các quốc gia nghèo thì khó khăn hơn vì bên cạnh những khó khăn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.