tailieunhanh - Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó.
Dân tộc là một sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. , Ăngghen và Lênin đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp luận về vấn đề dân tộc. Trước dân tộc có những hình thức cộng đồng như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc,. nhưng khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì dân tộc mới xuất hiện theo đúng ý nghĩa của nó. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì xuất hiện vấn đề dân tộc. | Về phương pháp cách mạng. Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng, Nguyễn Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng. Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên phải “dùng hết sức”, phải “quyết tâm làm thì chắc được”, “thà chết tự do hơn sống làm nô lệ”. Nhưng phải “biết cách làm thì mới chóng”. “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ”. Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang quần chúng giành chính quyền đề ra từ năm 1924, trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc phát triển thêm: “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. Đời này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong”. Về phương pháp cách mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực. Người chỉ ra những thiếu sót của những người đi trước như “xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức”, hoặc “làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường”. Tóm lại là phải có sách lược, mưu chước, kế hoạch, biết lúc nào nên làm, lúc nào chưa nên làm. Đoàn kết quốc tế. “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam”. “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa như Đệ tam quốc tế”. “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
đang nạp các trang xem trước