tailieunhanh - QUẢN LÝ THAI

Quản lý thai là các biện pháp giúp cán bộ y tế xã nắm chắc số người có thai trong từng thôn xóm, trong đó ai có thai bình thường, ai có nguy cơ cao, việc khám thai của thai phụ thế nào; hàng tháng sẽ có bao nhiêu người đẻ tại trạm hoặc phải đẻ ở tuyến trên; theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản. | QUAN LY THAI Tuyến áp dụng. Tuyến xã. Người thực hiện. Nữ hộ sinh hoặc y sĩ phụ trách công tác chăm sóc SKSS tại trạm y tế xã. Tổ chức hỗ trợ. Mạng lưới y tế thôn bản và các đoàn thể quần chúng tại xã. Quản lý thai là các biện pháp giúp cán bộ y tế xã nắm chắc số người có thai trong từng thôn xóm trong đó ai có thai bình thường ai có nguy cơ cao việc khám thai của thai phụ thế nào hàng tháng sẽ có bao nhiêu người đẻ tại trạm hoặc phải đẻ ở tuyến trên theo dõi chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản. Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ SKSS cho mọi gia đình giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ của y tế tuyến xã phường. Bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai là - Sổ khám thai. - Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai. - Bảng Quản lý thai sản hay bảng con tôm . - Hộp hay túi luân chuyển phiếu hẹn. 1. Sổ khám thai. - Sổ khám thai là sổ ghi tên tuổi địa chỉ. và các dữ kiện phát hiện được trong mỗi lần khám thai cho thai phụ. Sổ khám thai cũng đồng thời là sổ đăng ký thai nghén khi người phụ nữ được khám thai lần đầu. - Sổ khám thai giúp cán bộ y tế nắm bắt được diễn biến quá trình thai nghén và tình hình cụ thể của mỗi lần khám trong suốt quá trình mang thai của thai phụ. Sổ khám thai theo mẫu của Bộ Y tế hiện nay có tất cả 26 cột dọc. - Trong lần khám đầu tiên lần đăng ký hầu hết các cột phải được ghi đầy đủ trừ trường hợp chưa có dấu hiệu hay triệu chứng nào đó ví dụ bề cao tử cung tim thai. . - Số thứ tự cột dọc số 1 trong sổ khám thai là số người khám trong từng tháng hay tính từ đầu năm tùy qui định của mỗi địa phương . - Sau lần khám đầu tiên cho mỗi thai phụ dành ra 3 - 5 dòng hoặc nhiều hơn tùy cơ sở để ghi các dữ kiện cho các lần khám sau. Như vậy lần khám sau không phải ghi lại các mục tên tuổi tiền sử. vì đã ghi từ lần khám đầu và chỉ ghi những tình hình số liệu thu nhận được khi khám thai mỗi lần đó. - Đếm số dòng ngang sẽ biết được số lần khám thai của mỗi thai phụ. - Sổ .