tailieunhanh - Truyện ngắn R. Tagore trên hành trình hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ thế kỉ XX

Tagore đến với thể loại truyện ngắn vào thập niên chín mươi của thế kỷ XIX, khi ông đã xác lập được một vị thế rõ ràng của mình trên văn đàn Ấn Độ trong tư cách một nhà thơ. | Truyện ngắn R. Tagore trên hành trình hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ thế kỉ XX Tagore đến với thể loại truyện ngắn vào thập niên chín mươi của thế kỷ XIX khi ông đã xác lập được một vị thế rõ ràng của mình trên văn đàn Ấn Độ trong tư cách một nhà thơ. Đây có thể xem là một bước ngoặt không chỉ đối với hành trình sáng tạo của R. Tagore mà cả với nền văn học Ấn Độ hiện đại. Cũng như nhiều nước ở phương Đông Ấn Độ không có truyền thống văn xuôi. Lịch sử văn học về cơ bản là lịch sử thơ ca. Thơ trữ tình và một chừng mực nào đó là kịch thơ luôn giữ vị trí hàng đầu trong đời sống văn học. Điều này đã được lý giải theo nhiều hướng khác nhau trong đó đặc trưng tư duy quan niệm thẩm mỹ tính đặc thù của ngôn ngữ. đã được nói đến như những lý do căn bản. Tuy nhiên bước vào thế kỷ XIX đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng văn học ở Bengal do B. Bankim Chandra khởi xướng tình hình ít nhiều đã thay đổi. Cùng với những truyện ngắn tiểu thuyết phương Tây được dịch giới thiệu các nhà văn và công chúng Ấn Độ đã bước đầu làm quen với những thể loại mới mặc dầu sự khởi đầu của nó là hết sức chậm chạp và gặp không ít khó khăn. Tác giả và công chúng của các thể loại văn học mới mẻ này đều thuộc tầng lớp trí thức Tây học. Nhiều người trong số họ đã có thời gian dài sống học tập ở nước Anh. Bởi thế ngay từ khi mới xuất hiện văn xuôi viết bằng tiếng Anh đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người theo chủ nghĩa dân tộc và thái độ hờ hững của số đông công chúng. Đó vừa là sự dị ứng cái mới trong tâm lý tiếp nhận vừa là thái độ kỳ thị đối với tiếng Anh một ngôn ngữ ngoại lai không có một nền tảng tôn giáo như các ngôn ngữ bản địa. Đặt vào hoàn cảnh đó mới thấy hết vai trò vị trí của R. Tagore đối với nền văn xuôi Ấn Độ. Năm 1891 lần đầu tiên R. Tagore xuất hiện với tư cách là một nhà văn viết truyện ngắn với hai tác phẩm ổng chủ bưu điện và Sự trở lại của Khobababuh1 . Cả hai tác phẩm đều viết bằng tiếng Bengali. Theo cách nói của nhà văn Salman Rushdie 2 đây có thể xem là một ngoại lệ. Bởi lẽ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN