tailieunhanh - Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thể loại

1. Tính năng động nghệ thuật là một thuộc tính bản chất, một đặc trưng loại hình của văn học hiện đại. Chúng tôi đã có dịp nêu vấn đề này như một trong năm tiêu chí để hiểu nội dung khái niệm văn học hiện đại trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/2005 và sau đó, tháng 3/2006 trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc (Ban tư tưởng văn hoá TW tổ chức tại Hà Nội). Bấy giờ, năm tiêu chí ấy mới chỉ là những xác định mang tính chất. | Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thê loại 1. Tính năng động nghệ thuật là một thuộc tính bản chất một đặc trưng loại hình của văn học hiện đại. Chúng tôi đã có dịp nêu vấn đề này như một trong năm tiêu chí để hiểu nội dung khái niệm văn học hiện đại trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 2005 và sau đó tháng 3 2006 trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc Ban tư tưởng văn hoá TW tổ chức tại Hà Nội . Bấy giờ năm tiêu chí ấy mới chỉ là những xác định mang tính chất một tín chỉ để nhập cảnh vào thế giới của nền văn học hiện đại - một nền văn học được khu biệt về loại hình với nền văn học trung đại. Tính năng động nghệ thuật vừa là một đặc trưng loại hình vừa là một quy luật tồn tại và phát triển của văn học hiện đại. Điều hiển nhiên tính năng động là đặc điểm của mọi nghệ thuật và mọi loại hình văn học. Bởi vì nói đến văn học nghệ thuật là nói đến sự sáng tạo cái mới cái độc đáo. Không có tính năng động nghệ thuật thì làm sao văn học các thời đại có thể để lại những giá trị nghệ thuật đặc sắc không trùng lặp làm sao toàn bộ nền văn học có thể vận động phát triển từ phạm trù này trình độ này đến phạm trù khác trình độ khác được Nhưng mặt khác xét ở quan điểm chính thống quan phương của văn học từng thời đại tính năng động nghệ thuật không phải bao giờ cũng được đặt ở bình diện thứ nhất như là hệ thống chiếm ưu thế trong tương quan với tính quy phạm khuôn mẫu được giới định bởi hệ thống các quy tắc nghệ thuật các công thức thẩm mỹ. Ở loại hình văn học trung đại không phải không xuất hiện tính năng động nghệ thuật trong sáng tác. Nhưng điều chắc chắn tính năng động đó chủ yếu được biểu hiện trong thực tiễn sáng tạo của nhà văn khi nó có nhu cầu và có khả năng vượt thoát ở những vị trí nhất định trên biên giới nghiêm khắc của luật pháp nghệ thuật thời trung đại. Nó không có được đặc quyền đứng ở bình diện số một chiếm ưu thế. Đặc quyền ấy thuộc về các phép tắc các quy chuẩn nghệ thuật của thời đại. Đảo ngược vị

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN