tailieunhanh - Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh (1892-1945) hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Hoa Đường, Lương Ngọc. Ông quê làng Lương Ngọc, phủ Bình Giang nay là xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. | Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh 1892-1945 hiệu là Thượng Chi Hồng Nhân Hoa Đường Lương Ngọc. Ông quê làng Lương Ngọc phủ Bình Giang nay là xã Thúc Kháng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Là một nhà báo học giả nhà văn hoá nổi tiếng trong vòng 20 năm - từ 1913 đến 1933 - ông hoạt động sôi nổi trên diễn đàn báo chí văn chương hiện đại. Sinh thời năm 1943 ông tập hợp những tác phẩm đăng rải rác trên Đông Dương Tạp chí Nam Phong Tạp chí và Nam Phong tùng thư vào bộ sách Thượng Chi văn tập 5 tập Nxb. Alecxandre Rohdes Hà Nội 1945 . Năm 1962 tại Sài Gòn Bộ Giáo dục chính quyền miền Nam đã cho tái bản bộ sách này làm tài liệu nghiên cứu. Sau ngày đất nước thống nhất phục vụ yêu cầu nghiên cứu chuyên ngành lý luận - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX một số tác phẩm khảo cứu phê bình của ông được tuyển vào các cuốn sách do Nguyễn Ngọc Thiện Mã Giang Lân Vương Trí Nhàn Trịnh Bá Đĩnh thực hiện 1 . Tuy nhiên kể từ bài báo Luận về chánh văn học cùng tà thuyết. Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du của Ngô Đức Kế đăng trên Hữu Thanh số 21 ngày 1 9 1924 mở đầu cuộc tranh luận với Phạm Quỳnh nhân bàn về Truyện Kiều đến nay đã hơn 80 năm song sự thức nhận về văn nghiệp học giả họ Phạm đã trải qua những bước thăng trầm một số vấn đề vẫn còn để ngỏ. Theo thống kê của chúng tôi đã có trên 30 công trình nghiên cứu phê bình chủ yếu của các nhà nghiên cứu học giả thuộc nhiều thế hệ phát biểu ý kiến nhìn nhận về văn nghiệp Phạm Quỳnh và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó Nguyễn Văn Trung là người kiên trì theo đuổi vấn đề này. Từ 1973 đến 1975 tại Sài Gòn ông đã liên tiếp cho xuất bản ba chuyên luận có nhan đề Vụ án Truyện Kiều Chủ đích Nam Phong và Trường hợp Phạm Quỳnh. Nhìn khái quát có thể thấy việc đánh giá Phạm Quỳnh trên phương diện học thuật đã trải qua ba giai đoạn theo các khuynh hướng khác nhau - Từ 1924 đến trước Cách mạng tháng 8 1945 - Từ sau Cách mạng tháng 8 1945 đến 4 1975 - Từ sau ngày đất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN