tailieunhanh - CÁC GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1. Giai đoạn trước tháng 5/1988 Từ năm 1976 đến tháng 5/1988 là giai đoạn không có lạm phát theo quan niệm chính thống của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng. Phần lớn khoảng thời gian này (1976 - 1986) lạm phát vẫn âm ỷ, như chờ cơ hội để bùng phát vào thời kỳ sau (1986 - 1988). | Do tốc độ lạm phát ở thời kỳ này khá cao nên các ngân hàng không thể giảm lãi suất huy động đi nhiều trong khi vẫn phải giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lạm phát giảm mạnh từ năm 1991 đến 1993 (từ 67,5% xuống còn 5,2%) tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất với mức độ mạnh hơn. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 25,2%/ năm vào tháng 7/1991 xuống còn 21,6%/ năm vào tháng 6/1992, rồi dần dần xuống mức 8,4%/ năm ở thời điểm tháng 10/1993 nhưng vẫn đảm bảo cao hơn tốc độ trượt giá. Sau đó, lạm phát lại tăng cao trở lại, tới mức 16,8% vào năm 1995 đã làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất. Đến tháng 11/1995, lãi suất vẫn được giữ ở mức 8,4%/ năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng diễn biến tương tự. (Các mức lãi suất được tính toán từ số liệu ở phụ lục, bảng 5 và 6, bằng cách lấy lãi suất hàng tháng nhân với 12 tháng). Điều này phù hợp với lý thuyết về quan hệ giữa lạm phát và lãi suất được xét trong chương I. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng xu hướng biến động lãi suất thì tuân theo lý thuyết nhưng mức độ thay đổi cụ thể của lãi suất còn tuỳ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương đưa ra. Lập luận này cùng với thực tế lạm phát chưa tới mức không kiểm soát được cho phép lý giải vì sao lãi suất cho vay nội tệ của các ngân hàng quốc doanh trong giai đoạn này lại giảm chứ không tăng để bù đắp tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, để đạt mục tiêu tăng trưởng đôi khi vẫn phải chấp nhận lạm phát cao trong tầm kiểm soát.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN