tailieunhanh - Flaubert - người mở đường của tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX

Quay trở lại với tiểu thuyết Bà Bovary, ta thấy tương ứng một cách tổng thể với những đứt gãy ngầm trên bề mặt văn bản, trong tiểu thuyết Bà Bovary còn có một cách thức tổ chức sự kiện hoàn toàn mới mẻ so với các nhà văn đường thời. | Flaubert - người mở đường của tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX Quay trở lại với tiểu thuyết Bà Bovary ta thấy tương ứng một cách tổng thể với những đứt gãy ngầm trên bề mặt văn bản trong tiểu thuyết Bà Bovary còn có một cách thức tổ chức sự kiện hoàn toàn mới mẻ so với các nhà văn đường thời. Đọc xong câu chuyện với rất nhiều chi tiết dường như đầy kịch tính và lãng mạn hai lần ngoại tình uống thạch tín tự vẫn ta lại thấy cứ như là không có gì cả đáng theo dõi cả. Điều này ngược với nhiều nhà văn ưa thích khai thác những quá trình biến chuyển tâm lý trước sự kiện những ngưỡng phát triển Dostoievski hay Stendhal nhằm tạo kịch tính căng thẳng trong lời kể. Trong sáng tác của Stendhal chẳng hạn cái chết như một hệ quả của hành động chỉ được dành một trường độ ngắn ngủi. Điều mà nhà văn quan tâm là suy tư của nhân vật trước khi hành động. Tolstoi cũng thế khi viết Bản giao hưởng Kreutzer. Ông không quan tâm tới kết thúc mà là trạng thái tâm trạng của nhân vật trước khi hành động đối với người vợ còn kết quả của sự việc thì đã được thông báo ngay từ đầu. Cốt truyện dù có lỏng đi nhiều vì người đọc biết trước kết thúc vẫn có một vai trò quan trọng vì nó liên kết các sự kiện lại theo nguyên tắc nhân quả chặt chẽ. Trái lại Flaubert trong Bà Bovary không quan tâm tới tất cả những cái đó mặc dù cái vẻ bề ngoài vẫn rất cổ điển. Phần Một của tác phẩm có ba sự kiện chính liên quan đến số phận Emma Bovary lễ cưới chương IV vũ hội tại Vaubyessard chương VII và việc rời khỏi Toste đi Tu viện-Yonville. Với những sự kiện-nhịp mạnh có tầm quan trọng như vậy về nguyên tắc thì bao giờ nhà văn cũng cố gắng miêu tả chi tiết những gì sẽ xảy ra trước đó chậm rãi kể như một cách thu hút sự chú ý của người đọc chuẩn bị dồn nén kịch tính. Các nhà tâm lý gọi là quy tắc đắp đập tâm ý 8 . Nhưng Flaubert chỉ dành khoảng một trang miêu tả sự chờ đợi trong vòng một trang đối với lễ cưới của hai người. Trong trường hợp chi tiết vũ hội cũng vậy. Nhà văn chỉ thông báo ngắn gọn bằng một câu Nhưng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN