tailieunhanh - Nguồn phát ánh sáng khả kiến

Ánh sáng khả kiến bao gồm chỉ một phần rất nhỏ của toàn bộ phổ bức xạ điện từ, nhưng nó chứa vùng tần số duy nhất mà các tế bào hình que và hình nón của mắt người phản ứng được. Bước sóng mà con người bình thường có thể nhìn thấy được nằm trong một vùng rất hẹp, khoảng chừng giữa 400 và 700 nanomét. Con người có thể quan sát và phản ứng lại sự kích thích tạo ra bởi ánh sáng khả kiến là do mắt người có những đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy. | Nguồn phát ánh sáng khả kiến Ánh sáng khả kiến bao gồm chỉ một phần rất nhỏ của toàn bộ phổ bức xạ điện từ nhưng nó chứa vùng tần số duy nhất mà các tế bào hình que và hình nón của mắt người phản ứng được. Bước sóng mà con người bình thường có thể nhìn thấy được nằm trong một vùng rất hẹp khoảng chừng giữa 400 và 700 nanomét. Con người có thể quan sát và phản ứng lại sự kích thích tạo ra bởi ánh sáng khả kiến là do mắt người có những đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy với vùng tần số này. Tuy nhiên phần còn lại của phổ điện từ thì không nhìn thấy được. Tủ1 ngoại Hóng ngoại . 400 500 600 700 Bưdc sóng nanomét H11111 Ị . Phô ậnh ạ ảng khà hien Có rất nhiều nguồn phát ra bức xạ điện từ và người ta thường phân loại theo phổ bước sóng mà các nguồn phát ra. Các sóng vô tuyến tương đối dài được tạo ra bởi dòng điện chạy trong các ănten phát thanh truyền hình khổng lồ còn sóng ánh sáng khả kiến ngắn hơn nhiều được tạo ra bởi những xáo trộn trạng thái năng lượng của các electron tích điện âm bên trong nguyên tử. Dạng ngắn nhất của bức xạ điện từ sóng gamma là kết quả của sự phân rã các thành phần hạt nhân ở tâm nguyên tử. Ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy hình 1 thường là tập hợp nhiều bước sóng có thành phần thay đổi tùy theo nguồn phát. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bị oanh tạc dữ dội bởi phổ bức xạ điện từ chỉ một phần nhỏ của nó chúng ta mới thực sự nhìn thấy dưới dạng ánh sáng khả kiến. Khi mạo hiểm bước ra ngoài trời thì một lượng khủng khiếp ánh sáng khả kiến đập vào người chúng ta được phát ra từ Mặt Trời Mặt Trời cũng tạo ra nhiều tần số bức xạ khác không rơi vào vùng khả kiến. Còn khi ở trong nhà chúng ta lại tắm mình trong ánh sáng khả kiến phát ra từ các nguồn sáng nhân tạo chủ yếu là bóng đèn volfram nóng sáng và đèn huỳnh quang. Ban đêm ánh sáng tự nhiên được tạo ra bởi các thiên thể như Mặt Trăng các hành tinh và các sao ngoài ra còn có cực quang định kì ánh sáng phương Bắc và thỉnh thoảng có sao chổi hoặc sao băng. Những nguồn sáng tự nhiên khác gồm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN