tailieunhanh - Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian (Phần 47)

Thí nghiệm tưởng tượng và những vấn đề nan giải 1. Không có thí nghiệm nào cho bạn biết được bạn đang đứng yên hay đang chuyển động ở tốc độ không đổi. Mọi chuyển động là có tính tương đối nên không thể nói có cái gì thật sự đứng yên. 2. Ánh sáng hành xử giống như sóng ở chỗ tốc độ của nó không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của nguồn sáng. Đồng thời, nó không đòi hỏi có một môi trường để truyền giống như những loại sóng khác. Thật hay, thật tuyệt. Bạn. | Lỗ đen lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian Phần 47 Thí nghiệm tưởng tượng và những vấn đề nan giải 1. Không có thí nghiệm nào cho bạn biết được bạn đang đứng yên hay đang chuyển động ở tốc độ không đổi. Mọi chuyển động là có tính tương đối nên không thể nói có cái gì thật sự đứng yên. 2. Ánh sáng hành xử giống như sóng ở chỗ tốc độ của nó không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của nguồn sáng. Đồng thời nó không đòi hỏi có một môi trường để truyền giống như những loại sóng khác. Thật hay thật tuyệt. Bạn sẽ nghĩ rằng trong hai phát biểu vô thưởng vô phạt ở trên bạn chẳng có chút khó khăn gì nếu chấp nhận chúng. Nhất định trông chúng quá đơn giản để có thể trả lời hai câu hỏi đã nêu ở đầu chương này về chẳng có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng và thời gian trôi chậm đi. Trông chúng có vẻ vô hại nhưng hãy tin tôi đi nếu chấp nhận chúng có nghĩa là bạn đang bán linh hồn mình cho quỷ dữ đấy. Trước tiên tôi cam đoan với bạn rằng cả hai phát biểu trên đều khá đúng và có thể chứng minh dễ dàng. Phát biểu thứ nhất cho rằng nếu bạn tiến hành một thí nghiệm đơn giản như thả rơi một quả bóng trong một khoang máy bay đang bay ở tốc độ không đổi thì theo bạn quả bóng sẽ rơi theo phương thẳng đứng giống hệt như nó rơi khi bạn tiến hành thí nghiệm đó trên mặt đất. Vì thế bạn có quyền khẳng định rằng chiếc máy bay đang đứng yên trong khi Trái đất đang chuyển động bên dưới bạn ở tốc độ vài trăm kilomet mỗi giờ theo chiều ngược lại. Một ví dụ rõ ràng hơn là trường hợp hai tên lửa đang chuyển động ở tốc độ không đổi về phía nhau trong không gian. Nếu cả hai động cơ đã tắt và chúng bay trong chế độ tiết kiệm xăng thì không bao giờ chắc chắn được chúng đang tiến về phía nhau hay một tên lửa đang đứng yên còn tên lửa kia đang tiến về phía nó. Cũng chẳng thể viện dẫn một ngôi sao láng giềng nào làm vật mốc thì ai dám nói ngôi sao đó thật sự đứng yên chứ Phát biểu thứ hai đã được xác nhận bởi thí nghiệm của Michelson và Morley và vẻ trông như vô hại của nó. Nhưng khi kết hợp hai phát biểu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN