tailieunhanh - Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề

Tham khảo tài liệu 'liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Liên văn bản LVB - intertextuality là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỷ XX. Theo nghĩa rộng nhất khái niệm này có thể được xác định như là sự tương tác của các văn bản nhưng tùy thuộc vào các lập trường triết học và nghiên cứu của nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi. Đứng ở một đầu là các tác giả hiểu LVB như một thủ pháp văn học xác định trích dẫn ám chỉ bình giải nhại bắt chước vay mượn cách hiểu như thế đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Trong cách tiếp cận này không có gì mới ngoài thuật ngữ được dùng để biểu thị các hiện tượng văn học vốn cũng cổ xưa như chính văn học. Ở đầu bên kia LVB được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản R. Barthes tức là được nhận định như là sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng rẽ giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau không nhất thiết là mang tính nghệ thuật giữa văn bản và độc giả và cuối cùng giữa các văn bản và hiện thực. Như vậy LVB mô tả không phải hiện tượng văn học mà một quy luật khách quan nào đấy của sự tồn tại của loài người nói chung. Chính đấy là cách diễn dịch gốc từ ruột mà ra của thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện trong công trình của Julia Kristeva Bakhtin ngôn từ đối thoại tiểu thuyết 1967 . Về sau khái niệm LVB được triển khai gắn với những tư tưởng gần gũi trong lý thuyết của các nhà hậu cấu trúc luận post-structuralist Pháp R. Barthes J. Derrida J. Lacan M. Foucault J-F. Lyotard G. Deleuze F. Guattari và được các nhà giải cấu luận deconstructivist Mỹ P. de Man H. Bloom J. Harmann J. H. Miller vay mượn với ý nghĩa gần như nghĩa gốc. Theo quan niệm của họ thế giới hiện ra với chủ thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN