tailieunhanh - Vấn đề "tả thực" trong lý luận và sáng tác văn xuôi quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1917-1932

1. Vấn đề “tả thực” trên phương diện lý luận Trên Nam Phong tạp chí số 7/ 1918 có đăng Điều lệ về cuộc thi thơ văn gồm 12 điều, ở điều thứ 4 quy định về thể thức của loại tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết phải làm theo lối Âu châu, tự đặt ra, không được dịch hoặc bắt chước truyện Tàu, truyện Tây. | Vấn đề tả thực trong lý luận và sáng tác văn xuôi quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1917-1932 1. Vấn đề tả thực trên phương diện lý luận Trên Nam Phong tạp chí số 7 1918 có đăng Điều lệ về cuộc thi thơ văn gồm 12 điều ở điều thứ 4 quy định về thể thức của loại tiểu thuyết như sau Tiểu thuyết phải làm theo lối Âu châu tự đặt ra không được dịch hoặc bắt chước truyện Tàu truyện Tây. Phải dùng phép tả thực không được bịa đặt những việc hoang đường kỳ quái. Trọng nhất là tả được cái tâm lý người ta cùng cái tình trạng trong xã hội - CTH nhấn mạnh . Qua lời thông báo này lần đầu tiên khái niệm tả thực xuất hiện trên văn đàn. Đó là một cách viết tiểu thuyết có xuất xứ từ phương Tây theo lối Âu châu chứ không phải theo kiểu truyện Nôm hay tiểu thuyết chương hồi vốn ảnh hưởng từ Trung Quốc rất phổ biến trong văn học truyền thống của Việt Nam. Tiêu chí hư cấu đã được chú trọng qua yêu cầu người viết phải tự đặt ra truyện không được dựa vào cốt truyện của Tây hoặc Tàu để dịch hoặc phỏng tác như một thói quen thường thấy trong văn học trung đại. Đặc biệt yêu cầu của cuộc thi viết tiểu thuyết này định hướng người viết quan tâm đến tâm lý người ta cùng tình trạng xã hội - những phương diện vốn chưa bao giờ được đặt ra một cách công khai trong văn học truyền thống. Rõ ràng qua lời yêu cầu thể thức viết tiểu thuyết cho cuộc thi thơ văn của báo Nam Phong này chúng ta thấy hé lộ nhiều điểm mới khác biệt với quan niệm truyền thống về tiểu thuyết. Tiếp đó khi giới thiệu tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn trên Nam Phong tạp chí số 18 1918 Phạm Quỳnh cũng đề cập tới một lối văn riêng lấy sự tả chân làm cốt . Ông đã nhận thấy cách viết tiểu thuyết của Phạm Duy Tốn khác hẳn lối viết truyền thống và điểm khác biệt đó là ở chỗ coi trọng tiêu chí tả chân tức là văn của Phạm Duy Tốn giống như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tướng như hệt tả được hết các cảnh thực - một cách tiếp cận hiện thực trực tiếp cụ thể không cần thông qua lịch sử để bày tỏ tâm trạng ưu thời mẫn thế với thực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN