tailieunhanh - Di truyền và công nghệ tế bào Soma part 8

Tham khảo tài liệu 'di truyền và công nghệ tế bào soma part 8', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | histocompatibility complex phức hệ protein này được mã hoá bỏi các gen được gọi là gen tương hợp mô histocompatibility genes là hệ thống gồm mhiều gen nhiều alen và biểu hiện đồng trội. Ỏ ngưòi phức hệ MHC được gọi là phức hệ HLA human leucocyte antigens được mã hoá bởi họ đa gen định khu trong vế ngắn của thể nhiễm sắc số 6. Sự cấy ghép mô ở động vật không gây ra hiện tượng dung hợp tế bào in vivo vì không vượt qua tính không tương hợp ngay như đôi với động vật có vú có nhau thai thì phôi phát triển trong dạ con được xem như một cơ quan lạ cấy ghép vào cơ thể mẹ tuy không bị loại thải nhò những cơ chế đặc biệt ức chế được tính không tương hợp mô nhưng không xảy ra sự dung hợp tễ bào của thai và mẹ. III. LAI TẾ BÀO SOMA ĐỘNG VẬT IN VITRO 1. Sự tạo thành ngẫu nhiên tế bào lai soma in vitro Như ta đã biết in vivo sự tạo thành tế bào lai soma là vô cùng hiếm. Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro người ta có thể nuôi cấy các loại tế bào của cùng một mô hoặc của các mô khác nhau của cùng một cơ thể hoặc các cơ thể khác nhau của cùng một loài hoặc thuộc các loài khác nhau thậm chí rất xa nhau. Năm I960 lần đầu tiên các tác giả Barski Sorieul Cornefert thông báo là đã tạo được tế bào lai soma in vitro khi họ nuôi cấy trộn lẫn các tế bào sarcoma của chuột thuộc hai dòng khác nhau. Các dòng tế bào được nuôi cấy khác biệt nhau ở các đặc điểm 1 khả năng tạo thành u khi tiêm chúng vào chuột mang tính tương hợp mô và 2 số lương và hình thái thê nhiễm sắc . Khi phân tích bộ thể nhiễm sắc của các tế bào lai thấy rõ sự tổ hợp của hai bộ thể nhiễm sắc của cả hai dòng tế bào khồi nguồn bảng Bàng . Bộ thể nhiễm sắc của dòng tế bào khởi nguồn N và và của tể bào lai M. Ni n2 M số lưạng thể nhiễm sầc 55 62 115-116 Số lượng thể nhiễm sắc cân tâm 0 9-19 9-15 92 Khi nuôi cấy trộn lẫn các tế bào dòng L từ chúột C ịH với các tế bào dòng MT1 từ chuột SWR ngươi ta thu nhận được các tế băo lai. sử dụng đặc tính về khả năng gây. ung thư khi tiêm tế bào vào chuột mang tính tương hợp .