tailieunhanh - Hiệu quả của Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
Đánh giá hiệu quả của esomeprazole (Nexium) đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát sau khi chích cầm máu ổ loét dạ dày - tá tràng qua nội soi. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2006 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Các bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng phân độ Forrest Ia, Ib, IIa và IIb sau khi được chích cầm máu thành công bằng epinephrine 1 : 10000. | Hiệu quả của Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của esomeprazole Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát sau khi chích cầm máu ổ loét dạ dày - tá tràng qua nội soi. Phương pháp Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2006 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Các bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng phân độ Forrest Ia Ib IIa và IIb sau khi được chích cầm máu thành công bằng epinephrine 1 10000 qua nội soi sẽ được điều trị với esomeprazole Nexium với liều bolus 80mg và sau đó 40mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong vòng 72 giờ. Tiếp theo đó bệnh nhân uống esomeprazole Nexium 40 mg ngày trong vòng 4 tuần. Chúng tôi đánh giá tỉ lệ xuất huyết tái phát trong vòng 7 ngày sau chích cầm máu qua nội soi. Kết quả Có 30 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ nam nữ 2 1 . Tuổi trung bình là . Tỷ lệ loét dạ dày loét tá tràng là 1 1 3 với đa số loét thuộc phân nhóm Forrest IIb 70 . Nồng độ Hemoglobin trung bình là g dl. Kích thức ổ loét trung bình là mm. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là 13 . Tỷ lệ chảy máu trong 7 ngày đầu là 01 30 bệnh nhân này được nội soi cấp cứu chích cầm máu lần 2 thành công. Không có trường hợp nào phải phẫu thuật. Kết luận Esomeprazole Nexium đường tĩnh mạch phối hợp với chích cầm máu ổ loét bằng Epinephrine giúp làm giảm tỷ lệ xuất huyết tái phát và nguy cơ phẫu thuật trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng. 1. Đặt vấn đề Trong thập niên qua nội soi điều trị đã tỏ ra khá hiệu quả trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng nhưng tỷ lệ xuất huyết tái phát vẫn còn cao khoảng 1520 . Nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy pH của dạ dày 4 sẽ thuận lợi cho việc tạo nút tiểu cầu 1 . Vì vậy ức chế tiết acid làm ổn định cục máu đông ngăn ngừa xuất huyết tái phát. Bằng chứng về vai trò của thuốc ức chế thụ thể H2 trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày vẫn còn không chắc .
đang nạp các trang xem trước