tailieunhanh - Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối kinh tế) phần 2

triển của nhân tố con người có mức độ khác nhau. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, những người lao động làm thuê bị bóc lột, chỉ được xem là phương tiện cho sự tăng trưởng kinh tế, thiếu những điều kiện cơ bản để thoả mãn nhu cầu văn hoá, xã hội. Chỉ có xã hội phát triển cao hơn, tiến bộ hơn xã hội tư bản là xã hội xã hội chủ nghĩa mới tạo cho con người những điều kiện phát . | triển của nhân tố con người có mức độ khác nhau. Chẳng hạn trong xã hội tư bản chủ nghĩa những người lao động làm thuê bị bóc lột chỉ được xem là phương tiện cho sự tăng trưởng kinh tế thiếu những điều kiện cơ bản để thoả mãn nhu cầu văn hoá xã hội. Chỉ có xã hội phát triển cao hơn tiến bộ hơn xã hội tư bản là xã hội xã hội chủ nghĩa mới tạo cho con người những điều kiện phát triển toàn diện con người mới thực sự trở thành mục đích và động lực của sự phát triển. - Những yếu tố về quan hệ sản xuất vai trò của quan hệ sản xuất đối với phát triển kinh tế thể hiện khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ngược lại khi nó không phù hợp sẽ là nhân tố cản trở kìm hãm sự phát triển đó. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội phụ thuộc vào nhiều động lực nhưng động lực kinh tế giữ vai trò quyết định trong đó lợi ích kinh tế của người lao động là động lực trực tiếp. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy quan hệ sản xuất quan hệ sở hữu quan hệ quản lý quan hệ phân phối trực tiếp quy định hệ thống lợi ích kinh tế tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Cơ chế kinh tế cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế. Thực tiễn lịch sử cho thấy kinh tế tự nhiên hay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đều cản trở sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường với tác động của quy luật giá trị cạnh tranh cung - cầu kích thích cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh. Nhưng cơ chế thị trường cũng có khuyết tật gây bất bình đẳng xã hội làm cạn kiệt tài nguyên môi trường. nên đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế kinh tế thích hợp nhất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN