tailieunhanh - Văn học Việt Nam thời trung đại- Nguyễn Du

Nguyễn Du (3-1-1765 - 16-9-1820) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tuớng triều Lê. Mẹ, bà Trần Thị Tần, bà thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm 8 vợ, 21 người con). | Văn học Việt Nam thời trung đại- Nguyễn Du Nỗi lòng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 3-1-1765 - 16-9-1820 tự Tố Như hiệu Thanh Hiên quê gốc làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tuớng triều Lê. Mẹ bà Trần Thị Tần bà thứ ba của Nguyễn Nghiễm người xứ Kinh Bắc Nguyễn Nghiễm 8 vợ 21 người con . Mười tuổi Nguyễn Du mồ côi cha mười ba tuổi mồ côi mẹ. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du xin được giới thiệu riêng vào dịp khác. Bài này muốn nói riêng phần sâu kín trong tâm trạng ông qua thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một thứ nhật ký giãi bày mọi nỗi niềm mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập viết trong khoảng 17851802 khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ Thái Bình rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long Nam trung tạp ngâm 1805-1812 khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình và Bắc hành tạp lục 1813-1814 thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa đều có một giọng u trầm thấm thía đầy cảm xúc nội tâm. Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc. Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi thương than với trời xanh chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt . Tài năng trác việt lại từng là con quan tể tướng lời than ấy thật xót xa. Tây Sơn ra Bắc 1786 Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê không cộng tác tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ Quê nhà đại hạn mười đứa con sắc mặt xanh như rau Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng . Do vậy ông thấy Nhất sinh từ phú như vô ích Mãn giá cầm thư đồ tự ngu Một đời chữ nghĩa thành vô ích. Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt . Lời .