tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký"

Tuyển tập các báo cáo nghiên cứu khoa học hay nhất của trường đại học vinh năm 2008 tác giả: 7. Đặng Hoàng Oanh, Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký. | ĐẶNG HOÀNG OANH NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA PHẠM QUỲNH . TR. 48-54 NHÃN QUAN VẢN HÓA CỦA PHẠm QUỲNH QUA DU Ký ĐẶNG HOÀNG OANH a Tóm tắt. Bảy tập du kí của Phạm Quỳnh từng công bỗ trên Nam phong tạp chí từ 1917 đến 1934 là một bộ phận quan trọng trong trưốc tác của ông bỏi giá trị nhiều mặt của nó. Bài viết này chỉ đi vào tìm hiếu vấn đề nhãn quan ván hóa - một phương diện làm nên nét đặc sắc của du kí Phạm Quỳnh trong tương quan vối những cây bút du kí cùng thời. Thời gian gần đây một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh từ Thượng Chi văn tập Luận giải văn học và triết học Mười ngày ồ Huế Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bang tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã tái xuất đến tay độc giả. Tuy chưa phải đầy đủ song chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp trưốc tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh công việc đó đòi hỏi nỗ lực thái độ công tâm và khoa học của nhiều người. Trong bài báo nhỏ này chúng tôi chỉ phác dựng một vài nét cơ bản trong nhãn quan ván hóa của Phạm Quỳnh qua những tác phẩm du kí. Mảng sáng tác này của ông đã được tập hợp đầy đủ trong bộ Du kí Việt Nam tạp chí Nam phong 1917 - 1934 1 . Phạm Quỳnh thuộc sỗ những trí thức trưởng thành khi chế độ thực dân phong kiến do Pháp thiết lập ở Việt Nam đã khá on định. Trong con mắt của người đương thời những Phạm Quỳnh Nguyễn Ván Vĩnh Nguyễn Tường Tam Nguyễn Tiến Lãng . đích thị là những ông Tây An Nam . Tuy nhiên Phạm Quỳnh vẫn giữ một lập trường riêng khác hẳn một sỗ người. Nghiên cứu ván nghiệp Phạm Quỳnh nhà ván học sử Phạm Thế Ngũ lưu ý một cách đúng mực hành trạng của tác giả Giữa một xã hội náo nức duy tân ông vẫn tự coi như di lưu của một gia đình Nho học quê mùa muỗn giữ lấy nền nếp đạo đức của ông cha cùng những đức tính chân thật cần cù của anh đo quê trung thành vối linh hon của đOng quê vối tiếng gọi của xứ sở 2 tr. 153 . Nhưng đó mối là một mặt ấy là mặt bảo thủ trong tư tưởng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN