tailieunhanh - Văn học Việt Nam thời trung đại- Trần Đình Hượu

Trong lịch sử nghiên cứu văn học của ta, từ lâu nay mối quan hệ tác giả - tác phẩm công chúng đã được quan tâm một cách đúng mức trên bình diện của lí luận văn học macxit. | Văn học Việt Nam thời trung đại- Trần Đình Hượu Trong lịch sử nghiên cứu văn học của ta từ lâu nay mối quan hệ tác giả - tác phẩm -công chúng đã được quan tâm một cách đúng mức trên bình diện của lí luận văn học macxit. Tuy nhiên trong khi vận dụng do đi từ cực đoan này sang cực đoan khác việc chống lại một lối nghiên cứu xã hội học dung tục lối nghiên cứu qui kết một cách giản đơn sự khác biệt muôn màu muôn vẻ của văn chương chỉ dựa vào thái độ chính trị của tác giả hay việc chống lại khuynh hướng chủ quan hoá tác phẩm văn học cho rằng mọi sáng tác đều chỉ là sự thể hiện thế giới nội tâm của nhà văn cơ hồ đã khiến các nhà nghiên cứu ngại ngần khi đưa chính đội ngũ tác giả ra làm đối tượng phân loại 1 dù rằng trên thực tế không phải không có những công trình đã bước đầu đặt ra vấn đề đó. Trong giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X - XVIII Đinh Gia Khánh đã đưa ra mẫu mực về con người lí tưởng của văn học thế kỉ X - XVII. Đó chính là sự manh nha của những nghiên cứu theo hướng loại hình học. Tuy nhiên như Bùi Duy Tân nói Đinh Gia Khánh đã không đi sâu hơn những nhận định ban đầu đó do thiên hướng hơn là bút lực. Trong thời Trung đại giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX thật sự có những đóng góp lớn về nội dung và nghệ thuật. Lí giải sự tồn tại và phát triển của giai đoạn văn học này các nhà nghiên cứu văn học sử đã đưa ra nhiều nhận định có tính đồng thuận cao coi văn chương thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất trong nền văn chương cổ điển là kết quả của sự hoà hợp giữa nghệ thuật nhân dân trong văn chương truyền miệng với nghệ thuật phong kiến 1957 2 chịu ảnh hưởng của phong trào nông dân khởi nghĩa bấy giờ mà trở nên phong phú sâu sắc 1957 3 . Với những đóng góp về nội dung và hình thức của văn học giai đoạn này có một thời các nhà nghiên cứu cho rằng nó mang nhiều tính chất phi phong kiến . nói lên tình trạng thối nát của giai cấp thống trị . đề cao hạnh phúc cá nhân đối lập với lễ giáo phong kiến 1961 4 có một

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    165    1    21-01-2025