tailieunhanh - Kiểm soát hạn ngạch phát thải BOD5 và COD trong nước thải: Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng

Thời gian gần đây, các quy chuẩn nhà nước của Việt Nam về nước thải đã có sự chuyển biến theo hướng từng bước kiểm soát cả về lượng và chất của nước thải khi xả ra môi trường. Cụ thể, các quy chuẩn mới ra đời như QCVN 08:2008 (áp dụng cho nước mặt), QCVN 24:2009 (áp dụng cho nước thải công nghiệp) đã đưa ra những quy định chi tiết hơn về mặt quản lý chất lượng nước, với các hệ số điều chỉnh xả nước thải xét theo lưu lượng thải và theo lưu lượng hay dung. | Kiểm soát hạn ngạch phát thải BOD5 và COD trong nước thải Một số vấn đề lý J 1 Ấ J A r 1 thuyêt và ứng dụng Thời gian gần đây các quy chuẩn nhà nước của Việt Nam về nước thải đã có sự chuyển biến theo hướng từng bước kiểm soát cả về lượng và chất của nước thải khi xả ra môi trường. Cụ thể các quy chuẩn mới ra đời như QCVN 08 2008 áp dụng cho nước mặt QCVN 24 2009 áp dụng cho nước thải công nghiệp đã đưa ra những quy định chi tiết hơn về mặt quản lý chất lượng nước với các hệ số điều chỉnh xả nước thải xét theo lưu lượng thải và theo lưu lượng hay dung tích của nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải. Theo đó các thông số phổ biến phản ánh ô nhiễm như BOD5 nhu cầu oxy sinh hóa và COD nhu cầu oxy hóa học cũng được quy định kiểm soát mức độ phát thải vào nguồn nước. Tuy nhiên các quy chuẩn hiện còn dừng lại ở quy định kiểm soát về mặt hàm lượng hay nồng độ của BOD5 và COD tính theo đơn vị mg l chưa quy định cụ thể về tải lượng ô nhiễm phải kiểm soát thông qua BOD5 và COD tính theo kg ngày hay tấn ngày và nhất là chưa tính toán cụ thể khả năng tối đa của các nguồn tiếp nhận nước thải. Nói khác đi việc kiểm soát hạn ngạch phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải vẫn còn nhiều hạn chế nhất định chưa gắn kết chặt chẽ với việc theo dõi đồng bộ về diễn biến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận. Về lý thuyết trị số BOD5 hay COD mg l biểu thị hàm lượng oxy hòa tan DO mg l cần có để phân hủy các chất bẩn trong môi trường nước. Từ đó dựa trên mối quan hệ giữa DO và BOD5 hay COD có thể theo dõi DO để gián tiếp kiểm soát phát thải BOD5 hay COD và ngược lại. Lượng oxy hòa tan chịu tác động và biến thiên phụ thuộc vào các chất bẩn xét theo BOD5 và COD đưa vào nguồn nước được minh họa như hình 1 bên dưới vấn đề đặt ra là cần kiểm soát hạn mức hạn ngạch quota phát thải BOD5 hay COD vào nguồn nước xét theo tải lượng thải lượng và theo các vị trí phát thải khác nhau sao cho vẫn duy trì được trị số Dc hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu mg l đạt mức giá trị quy định theo quy chuẩn về chất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN