tailieunhanh - LUẬN VĂN: Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì ? Từ trước tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Vậy nên hiểu phạm trù này như thế nào? Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp.” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước. | LUẬN VĂN Vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam I. công nghiệp hoá hiện đại hoá là gì Từ trước tới nay có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Vậy nên hiểu phạm trù này như thế nào Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động trang bị cho một vùng một nước các nhà máy các loại công nghiệp. Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô cũ ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958 người ta đã định nghĩa công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp trước hết là công nghiệp nặng sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến. Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn Từ điển tiếng Việt đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước những năm 60 ta đã mắc phải sai lầm đó kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu nông nghiệp lạc hậu kết cấu hạ tầng yếu kém. Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đẫ xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng phục vụ chiến tranh đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Năm 1963 tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc UNIDO đã đưa ra một định nghĩa công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN