tailieunhanh - Đề tài: Tìm hiểu về WTO và những cơ hội, thách thức đối với ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam khi hội nhập WTO
Sau hơn 10 năm chính thức hoạt động, Tổ chức Thương mại Thế giới đã có những đóng góp bước đầu vào sự phát triển của nền thương mại thế giới và từng bước tỏ rõ sự thích ứng với vai trò của một cơ quan điều tiết mậu dịch quốc tế. Đạt được như vậy một phần cũng vì Tổ chức Thương mại Thế giới đã kế thừa và phát huy các thành quả mà các tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đã tạo được. Do đó, để hiểu sâu hơn về Tổ chức Thương. | Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó có nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Kể từ năm 1986, dưới chính sách “đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam. Tiến trình cải cách tập trung vào việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nước, tổ chức lại hệ thống hành chính và thiết lập các mối quan hệ kinh tế với thế giới. Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế với khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á – ÂU và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng duy trì các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, được điều chỉnh theo Hiệp định Thương mại năm 1991 và các Hiệp ước hợp tác kinh tế khác. Tham gia vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên của Việt Nam vào hệ thống thương mại để chuẩn bị cho việc trở thành Thành viên WTO.
đang nạp các trang xem trước