tailieunhanh - LUẬN VĂN:Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó ở Việt

LUẬN VĂN: Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam .Phần thứ nhất Lời mở đầu Sau 15 năm đổi mới, nhất là trong 5 năm gần đây nền kinh tế xã hội nước ta đã đạt được những bước tiến đáng kể. Năm 2020 Việt Nam sẽ là một thị trường rộng lớn có số dân khoảng 100 triệu người đứng hàng thứ hai trong số các nước có dân số lớn ở Đông Nam á, thứ 7 so với các nước Châu á Thái Bình Dương và đứng hàng thứ 10 trên thế. | LUẬN VĂN Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Phần thứ nhất Lời mở đầu Sau 15 năm đổi mới nhất là trong 5 năm gần đây nền kinh tế xã hội nước ta đã đạt được những bước tiến đáng kể. Năm 2020 Việt Nam sẽ là một thị trường rộng lớn có số dân khoảng 100 triệu người đứng hàng thứ hai trong số các nước có dân số lớn ở Đông Nam á thứ 7 so với các nước Châu á Thái Bình Dương và đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế là 8 2 giai đoạn 1991-1995 và 6 9 thời kì 1996-2000 khoảng 7-8 thời kì 2000-2010 cho thấy sau một vài thập kỉ tới Việt Nam sẽ là một quốc gia có sức vươn mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá. Tuy nhiên những khó khăn thách thức về kinh tế xã hội đã gây cản trở cho việc thực hiện những mục tiêu phương hướng của Đảng và chính phủ nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trên cơ sở thực tiễn nước ta và thế giới trước thềm thế kỉ 21 với những thành công và thất bại vận hội và thách thức vấn đề là phải nhận thức lại chủ nghĩa xã hội. Mọi vấn đề cần phải xem xét trong vận động sáng tạo phản ánh đúng bản chất cách mạng và khoa học của nó theo bản sắc Việt Nam. Do đó không thể giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội của đất nước bằng các chủ trương biện pháp duỵ trên tư duy cũ mang tính chất bị động và đối phó với tình hình. Ngược lại nó đòi hỏi phải có những chiến lược sách lược vừa mang tính tình thế có khả năng đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài. Tiềm năng tư duy lý luận chính trị và nghệ thuật lãnh đạo tổ chức thực tiễn của Lênin trong thời kì chính sách kinh tế mới vẫn luôn luôn là cội nguồn của sự sáng tạo của những người cộng sản đang trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội mới với các giai đoạn phát triển khác nhau. Cũng như trước đây dân tộc ta phải khai phá con đường giải phóng đất nước. Xã hội ngày nay chúng ta đang khai phá một con đường mới xuất phát từ những điều kiện kinh tế xã hội văn hoá con người Việt Nam trong thời đại mới.