tailieunhanh - THẤT THOÁT NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI
Một số khái niệm Nguồn gen vật nuôi, cây trồng là các loài được dùng hoặc có thể dùng cho mục đích sản xuất thực phẩm và nông nghiệp. Các quần thể khác nhau trong loài được xem là giống. Các dạng lưu trữ nguồn gen cây trồng :Là hạt giống, củ giống, cây giống . đang được lưu giữ bằng các phương pháp khác nhau. Các dạng lưu trữ nguồn gen vật nuôi : con vật (sống), phôi, tinh và DNA | Chúng ta đều biết, bản thân môi trường tự nhiên vốn là một thế giới cân bằng. Ở đó các động thực vật cùng sinh sống, cạnh tranh theo một quy luật sinh tồn, có nghĩa là có loài cũ mất đi và loài mới thay thế. Như vậy về tổng thể, quỹ gen trong thế giới ấy là không đổi. Chỉ đến khi con người xuất hiện, thế giới ấy mới bị xáo trộn. Đặc biệt khi dân số tăng nhanh, các nguyên nhiên vật liệu, nguồn lương thực-thực phẩm trong thế giới tự nhiên không đủ cung cấp cho con người sinh tồn, phát triển thì con người đã khai thác thế giới ấy vượt quá khả năng tái tạo của chúng. GS. Emilia Zehik của Bảo tàng Sinh vật Quốc gia Hà Lan thống kê, trong 50 năm qua, thế giới tạo ra được giống ngô mới, nhưng chỉ có 152 giống được phát triển rộng rãi, số còn lại chủ yếu được lưu giữ trong phòng thí nghiệm. Nhưng cùng thời gian đó giống ngô hạt trên thế giới biến mất. Với cây lúa cũng có tình trạng tương tự khi mà 200 năm qua, thế giới bị mất đi giống lúa (cả lúa nước và lúa cạn), thay vào đó là các giống lúa cao sản nhưng không có mùi vị gì. Nhiều người biện minh rằng, các giống cây trồng, vật nuôi mới tuy ít về mặt chủng loại nhưng nhờ năng suất cao nên có thể thay thế cho nhiều giống cũ bị tuyệt chủng. Theo GS. Emila Zehik điều đó không đúng, bởi sức sống của các giống mới đều thua kém giống cũ, khả năng chống lại dịch bệnh cũng rất yếu. Vì vậy chúng dễ dàng bị “tấn công” khi điều kiện tự nhiên thay đổi. Bà cho rằng, con người sẽ phải trả giá cho sự “quá tay” của mình trong việc để mất đi nhiều nguồn gen quý. Ở Peru trước đây có một giống lúa giàu chất sắt-cây lương thực chính của thổ dân Anigik với khoảng người. Nhưng, khi Chính phủ cho xây đập thuỷ điện lớn ở miền Bắc Peru, giống lúa này bị ngập và chết dần. Khi nguồn lương thực quen thuộc không còn, tộc người Anigik lâm vào cảnh chết đói, vì họ không quen sử dụng các loại lương thực khác thay thế. Kết quả là dân số người Anigik bị giảm rất nhanh, hiện chỉ còn 600 người.
đang nạp các trang xem trước