tailieunhanh - Đại cương Mạch Học: MẠCH TRẦM

A- ĐẠI CƯƠNG - Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm. - Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (T. Vấn 23) ghi: “Thận mạch Thạch, ứng với thời lệnh là mùa đông, ở tạng là Thận, mạch Thận Trầm vì vậy mạch Trầm cũng gọi là mạch Thạch”. - Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (T. Vấn 19) ghi: “Mạch mùa đông tức là mạch của Thận, thuộc phương Bắc, thủy, muôn vật nhờ đó mà bế tàng, vì vậy mạch khí lúc đến thì Trầm mà bật mạnh lên, vì vậy gọi. | MẠCH TRẦM H _fi - SINKING POULSE - POULS PROFOND A- ĐẠI CƯƠNG - Trầm là chìm mạch luôn chìm sâu dưới da vì vậy gọi là Trầm. - Thiên Tuyên Minh Ngũ Khí Luận T. Vấn 23 ghi Thận mạch Thạch ứng với thời lệnh là mùa đông ở tạng là Thận mạch Thận Trầm vì vậy mạch Trầm cũng gọi là mạch Thạch . - Thiên Ngọc Cơ Chân Tạng Luận T. Vấn 19 ghi Mạch mùa đông tức là mạch của Thận thuộc phương Bắc thủy muôn vật nhờ đó mà bế tàng vì vậy mạch khí lúc đến thì Trầm mà bật mạnh lên vì vậy gọi là Dinh . - Sách Tần Hồ Mạch Học ghi Mạch Trầm bắt chước đất có hình tượng suối phun vọt ở dưới. lại gọi là Thạch cũng gọi là Dinh . B- MẠCH TƯỢNG CỦA TRẦM - Thiên Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết M. Kinh ghi Mạch Trầm ấn tay xuống thì không đủ nhấc lên thì có dư . - Sách Trung Y Học Chẩn Đoán Giảng Nghĩa ghi Mạch Trầm đặt nhẹ tay không thấy nặng tay mới thấy . - Sách Trung Y Học Khái Luận ghi Mạch Trầm đi chìm ở khoảng gân xương ấn nặng tay mới thấy ấn nhẹ tay không thấy . - Mục Y Gia Quan Miện HTYTT. Lĩnh ghi Mạch Trầm ấn nhẹ không thấy gì ấn nặng tay mới thấy . HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TRẦM - Sách Tam Tài Đồ Hội và sách Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết diễn tả mạch Trầm như sau - Sách Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu mô tả Mạch Trầm lúc đặt áp lực nhẹ thì không thấy sóng mạch nổi lên có đặt thêm áp lực mới thấy đường cong động mạch xuất hiện . A A VV Aaaa Phù thủ Trung thi Trầm thủ - Sách KH YHHĐ Và YHCT Trong Lâm Sàng ghi Đường cong của mạch Trầm sóng đầu tiên của mạch không đi thẳng mà thường uốn khúc trên đường đi lên đỉnh mạch vì thế lên đến đỉnh mạch chậm hơn mạch Phù. Vừa lên đến đỉnh sóng mạch lại đi xuống ngay lên đỉnh đã chậm tới đỉnh lại xuống ngay do đó sách xưa mô tả là phải ấn mạnh đầu ngón tay xuống mới bắt được mạch - Sách Mạch Chẩn biểu diễn hình vẽ mạch Trầm C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH TRẦM - Sách Cảnh Nhạc Toàn Thư ghi Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu bó lấy kinh lạc làm cho mạch khí không thông đạt sẽ xuất hiện mạch Trầm . - Sách Mạch Chẩn ghi Mạch Trầm là âm khí quyết nghịch dương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN