tailieunhanh - Tiểu luận: Một số vấn đề về cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Ban chấp hành Trung ương khoá VII (tháng 11/1991); trong đó có đoạn viết: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp | MỞ ĐẦU Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được đề cập đến lần đầu tiên trong nghị quyết hội nghị lần thứ II- Ban chấp hành Trung ương khoá VII tháng 11 1991 trong đó có đoạn viết Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp Tiếp theo đó tháng 1 1994 Nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã khẳng định mục đích của cổ phần hoá là Thu hút thêm vốn tạo nên động lực ngăn chặn tiêu cực thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ thích hợp với tính chất và mức độ sản xuất kinh doanh trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối Như vậy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một trong những giải pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm huy động vốn tạo việc làm nâng cao thu nhập nâng cao sưc cạnh tranh tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thay đổi phương thức quản lý tạo động lực kinh doanh có hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này em xin trình bày ngắn gọn một số nội dung cơ bản của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá trên cơ sở đó lấy một ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện thành công việc cổ phần hoá doanh nghiệp. 1 I-NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. Trước khi đi vào phân tích nội dung quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ta cần phải hiểu thế nào là một công ty cổ phần 1- Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần Là loại hình doanh nghiệp được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra. Tiền vốn được chia thành các cổ phần bằng nhau người hùn vốn với tư cách là các cổ đông sẽ mua một số cổ phần đó. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền cổ phần mình đã xuất vốn và cổ đông được quyền tự do sang nhượng lại cổ phần thông qua việc mua bán các cổ phiếu. Theo luật công ty ở nước ta công ty cổ phần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN