tailieunhanh - Dân ca Thanh-Nghệ-Tĩnh qua báo chí nửa sau TK XX
Trên tiêu chí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 8/16 bài phù hợp với mục đích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc “tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn, nhận xét những vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca, những phát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỷ XX. theo quan điểm riêng của. | Dân ca Thanh-Nghệ-Tĩnh qua báo chí nửa sau TK XX TỔNG LƯỢC NHẬN XÉT Trên tiêu chí Hát Hò dân gian chúng tôi đã tuyển chọn ra được 8 16 bài phù hợp với mục đích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc tóm tắt nội dung của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn nhận xét những vấn đề như quan điểm thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca những phát kiến phương pháp nghiên cứu tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỷ XX. theo quan điểm riêng của mình. Cả một xứ Thanh một vùng văn hóa một vùng dân ca phong phú đặc sắc đến thế mà trong giai đoạn này chúng tôi chỉ gặp có một bài nghiên cứu về Âm nhạc hò sông Mã của nhạc sĩ Hoàng Sâm 1. Nhưng điều đáng nói đây là một trong số rất ít bài chịu đi thẳng vào vấn đề âm nhạc bằng việc phân tích mổ xẻ cấu trúc nội tại của làn điệu biểu hiện trong các yếu tố giai điệu tiết tấu điệu nêu lên những giá trị âm nhạc của hò Sông Mã. Tuy nhiên vì lệ thuộc quá nhiều đến cơ sở lý thuyết âm nhạc cổ điển châu Âu nên cảm giác như đang nghe tác giả phân tích tác phẩm âm nhạc cổ điển phương Tây Hình như tác giả bài viết đang tìm cách tiêu thụ các thuật ngữ âm nhạc thường dùng trong lý thuyết nhạc cổ điển như chủ đề I chủ đề II âm hình chủ đạo canon đơn giản đối vị 2 bè đơn giản đối vị 3 bè .Đôi chỗ lạm dụng đến nghi ngờ và khó hiểu Giai điệu trong Hò Sông Mã đã kết hợp nhuần nhuyễn các âm thanh có quãng đặc trưng chủ yếu quãng 4 quãng 5 quãng 7 và quãng 2 đúng .kể cả hai hoàn thành được chức năng biểu hiện mạnh mẽ nhất toàn diện nhất của ngôn ngữ âm nhạc. Đặc biệt sử dụng nhảy quãng giai điệu kết hợp với quãng liền bậc và quãng đồng ra những âm không ổn định để giải quyết về ổn định một cách táo bạo và cuối cùng là những bài hò mang điệu thức 5 âm hoàn chỉnh và đan xen các điệu thức 5 âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ và biệt trong bài hò theo nhịp đơn II gần với điệu thức cổ Hy Lạp MyXolidien đan xen với điệu thức Oán-Oán là điệu thức tiêu biểu cho dân ca
đang nạp các trang xem trước