tailieunhanh - Hát Ả Đào qua báo chí nửa sau TK XX

Có thể nói hát Ả đào (hay Ca Trù) là một nét son trong truyền thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng: hát Ả đào, suốt một chiều dài lịch sử, bằng một sức sống mãnh liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà trong tiến trình phát triển đã thích ứng, hòa nhập với đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam: vừa mang tính. | Hát A Đào qua báo chí nửa sau TK XX Có thể nói hát Ả đào hay Ca Trù là một nét son trong truyền thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng hát Ả đào suốt một chiều dài lịch sử bằng một sức sống mãnh liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà trong tiến trình phát triển đã thích ứng hòa nhập với đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam vừa mang tính chuyên nghiệp cao trong cung vua phủ chúa hát cửa quyền vừa mang đậm yêú tố dân gian trong tín ngưỡng thờ thần hoàng ở hàng xã hàng huyện hát cửa đình và kể cả giai đoạn bán chuyên như ở môi trường hát nhà tơ hát cô đầu quan viên. Đặc biệt Ả đào không phải chỉ là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dành riêng cho một tầng lớp nào mà có thời nó đã trở thành một sinh hoạt phổ biến trong công chúng như học giả Nguyễn Đôn Phục trong Khảo luận về cuộc hát ả đào đã cho biết hát ả đào chỉ Bắc kỳ ta là thịnh nhất không tỉnh nào không có không huyện nào không có. Trong một huyện thường hai ba làng có ả đào mà Trung kỳ thời chỉ tự Nghệ Tĩnh trở ra là có cuộc hát ả đào mà thôi . Chuyển biến theo lịch sử thăng trầm của dân tộc đến đầu thế kỷ XX hát Ả đào bước vào giai đoạn suy thoái. Sự suy thoái này hoàn toàn không do bản thân thể loại Ả đào mà đây chính là sự suy thoái của xã hội thời bấy giờ. Phạm Quỳnh trong bài diễn thuyết Văn chương trong lối hát Ả đào 1 năm 1923 cũng từng phê phán .Háphải lỗi tại lối hát ả đào sao Hay là chính lỗi tại các quan viên ngày nay không có cái phẩm cách cái chí thú như quan viên đời xưa mà để cho một lối chơi rất phong nhã rất thanh tao biến thành một cuộc dâm bôn một bàn cớt nhả . Vấn đề này từ năm 1919 học giả Đông Châu cũng đã luận bàn phải hiểu thấu văn chương thời mới sành cung bậc có sành cung bậc thời mới đánh lọt được tiếng như lả lơi trên chiếu rượu chớt nhả ngón nhân tình không phải là cách chơi phong nhã của người quân tử vậy. 1 Hát Ả đào lại phải thích .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN