tailieunhanh - Phan Châu Trinh và "Hồn Tinh Vệ"

“Tinh Vệ” là loài chim sống ở bờ biển, trông na ná như quạ. Tục truyền con gái vua Viêm Đế chết đuối hóa thành chim, nên chim thường ngậm đá ở núi Tây những mong lấp cạn biển Đông. Tinh Vệ dùng theo nghĩa bóng là “việc gì khiến ta xả thân làm hết sức mình, bất luận thành bại”. . “Ngô đô phú” (Phú làm tại kinh đô nhà Ngô) trong Tả Tư có câu : “Tinh Vệ hàm thạch nhi ngộ kiểu” (Tinh Vệ ngậm đá gặp lại chủ cũ). Uông Tinh Vệ (18851944), chính trị. | Phan Châu Trinh và Hôn Tinh Vệ 1. Tinh Vệ là loài chim sống ở bờ biển trông na ná như quạ. Tục truyền con gái vua Viêm Đế chết đuối hóa thành chim nên chim thường ngậm đá ở núi Tây những mong lấp cạn biển Đông. Tinh Vệ dùng theo nghĩa bóng là việc gì khiến ta xả thân làm hết sức mình bất luận thành bại . . Ngô đô phú Phú làm tại kinh đô nhà Ngô trong Tả Tư có câu Tinh Vệ hàm thạch nhi ngộ kiểu Tinh Vệ ngậm đá gặp lại chủ cũ . Uông Tinh Vệ 18851944 chính trị gia người Quảng Đông sau khi Tôn Văn mất lãnh đạo cánh tả của Quốc Dân Đảng một thời đối lập với Tưởng Giới Thạch. Năm 1937 khi chiến tranh Trung-Nhật khuếch đại ông khởi xướng phong trào hòa bình với Nhật Bản lập chính phủ Nam Kinh. Uông cũng lấy Tinh Vệ làm tên chữ -- tên thật của ông ta là Uông Triệu Minh. Ở nước ta trong Kiều có câu Tình thâm bể thẳm lạ điều Nào hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào hoặc truyện Sãi Vãi cũng có Đá Tinh Vệ muốn lấp sao cho cạn bể . . Vào đầu thế kỷ 20 từ ngữ Tinh Vệ được dùng nhiều hơn bao giờ cả. Một trong những người đầu tiên sử dụng điển tích đó là Phan Châu Trinh 1872-1926 . Phan là nhà cách mạng đã để lại nhiều văn thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ -có bài đứng vào hàng kiệt tác. Sau đây chúng ta thử xem các bài thơ của Phan có nhắc đến chim Tinh Vệ và thử đoán Tinh Vệ hàm ý nghĩa gì. Cần nói thêm là khác với thơ văn Phan làm bằng chữ Hán các bài thơ có liên quan đến chim Tinh Vệ trích sau đây này đều được viết bằng chữ quốc ngữ. 2. Làm ở Côn Đảo 1908 Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang. Lời nguyền trời đất còn ghi tạc Giọt máu non sông đã chảy tràn. Tinh Vệ nghìn năm hồn khó dứt Đỗ Quyên muôn kiếp oán chưa tan. 1 . Đỗ Quyên chim quốc cuốc còn gọi là Đỗ Vũ hay Tử Quy. Tương truyền vua Thục Đế là Đỗ Vũ ham mê nữ sắc tư thông với vợ của bầy tôi. Thục Đế vì ham sắc bị buộc phải nhường ngôi bỏ nước ra đi. Nhà vua về sau hối hận về hành động xằng bậy của mình buồn rầu và sanh bệnh rồi mất hóa thành chim Đỗ Quyên. Chim về mùa Hè kêu suốt đêm ai oán

TỪ KHÓA LIÊN QUAN