tailieunhanh - Giỗ trận Đống Đa

Trong tâm thức của người Hà Nội, và chắc không chỉ riêng Hà Nội, sau mấy ngày Tết Nguyên Đán là đến ngày Giỗ Trận Đống Đa. “ Giỗ ” là “ lễ tưởng nhớ người đã chết hàng năm vào dịp ngày chết ” [theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt]. Vậy thì ngày này ai chết đây và ai giỗ họ đây ? Người chết là quân xâm lược nhà Thanh. Người làm giỗ cho họ là những người làm nên chiến thắng thần tốc năm Kỷ Dậu [1789]. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng. | Giô trận Đông Đa Trong tâm thức của người Hà Nội và chắc không chỉ riêng Hà Nội sau mấy ngày Tết Nguyên Đán là đến ngày Giỗ Trận Đống Đa. Giỗ là lễ tưởng nhớ người đã chết hàng năm vào dịp ngày chết theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt . Vậy thì ngày này ai chết đây và ai giỗ họ đây Người chết là quân xâm lược nhà Thanh. Người làm giỗ cho họ là những người làm nên chiến thắng thần tốc năm Kỷ Dậu 1789 . Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim chép Hội quân ở núi Tam Điệp ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân 1788 vua Quang Trung nói với ba quân Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ đã định mẹo rối đuổi quân Tàu về chẳng qua chỉ trong mươi ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước ta sau khi chúng thua một trận rồi tất chúng lấy làm xấu hổ lại mưu báo thù như thế thì đánh nhau mãi không thôi dân ta hại nhiều ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa nước ta dưỡng được sức phú cường rồi thì ta không cần phải sợ chúng nữa .1 Thế rồi đêm 30 tháng Chạp đánh diệt căn cứ Gián Khẩu bức hàng căn cứ Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết bao vây căn cứ chiến lược của giặc ở Ngọc Hồi đợi cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích căn cứ Khương Thượng hàng vạn lính bỏ mạng chủ tướng Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu Quang Trung tổng tấn công Ngọc Hồi. Quân Thanh bị động thua chết h àng vạn phần lớn các tướng bị giết. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp lên ngựa tháo chạy vượt qua sông Nhị Hà rồi hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều khiến dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trưa mồng 5 Tết Quang Trung tiến vào thành Thăng Long sớm hơn dự kiến một ngày Hàng vạn xác quân Thanh nằm ngổn ngang quân dân Thăng Long và vùng phụ cận thu dọn chiến trường đã chôn cất thành 13 gò đống lớn có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. Việt Nam Sử Lược lại chép tỉ mỉ về sau bọn khách trú ở Thăng Long làm cái đền thờ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN