tailieunhanh - Trăm năm trong cõi người ta

Nhiều người trong chúng ta đã đọc đi đọc lại những câu mở đầu và kết thúc Truyện Kiều, nhưng không phải ai cũng hiểu hết những ý tình ẩn trong đó. Xin giới thiệu với các bạn bài TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA trong quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của tác giả Phạm Đan Quế – Nxb Giáo dục 2002, Nxb Thanh niên tái bản năm 2004. Truyện Kiều có đặc điểm là nhiều khi cứ đọc đi đọc lại mãi rồi ngẫm nghĩ mới thấy được hết cái hay | Trăm năm trong cõi người ta Nhiều người trong chúng ta đã đọc đi đọc lại những câu mở đầu và kết thúc Truyện Kiều nhưng không phải ai cũng hiểu hết những ý tình ẩn trong đó. Xin giới thiệu với các bạn bài TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA trong quyển về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của tác giả Phạm Đan Quế - Nxb Giáo dục 2002 Nxb Thanh niên tái bản năm 2004. Truyện Kiều có đặc điểm là nhiều khi cứ đọc đi đọc lại mãi rồi ngẫm nghĩ mới thấy được hết cái hay. Ở đây chúng tôi chỉ xin được trao đổi trước hết về kết cấu đoạn thơ và triết lý trong 20 câu Kiều quen thuộc 6 câu đầu và 14 câu cuối tức 20 câu 0 61 của tác phẩm bất hủ này. A. Trước hết là 6 câu mở đầu tác phẩm. Đây là đoạn giới thiệu nguồn gốc đề tài cốt truyện và cảm hứng chủ đạo của tác giả. Trong kết cấu tác phẩm đoạn thơ mở đầu Truyện Kiều thuộc thành phần ngoài cốt truyện. Từ câu thứ 7 trở đi Cảo thơm lần giở trước đèn chúng ta được tiếp xúc với gia đình của nhân vật chính và những sự kiện mở đầu cho câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều bạc mệnh. Để nói được chủ đề của tác phẩm cùng triết lý trong truyện Nguyễn Du mở đầu bằng 6 câu chia làm 3 đoạn 0001. Trăm năm trong cõi người ta Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau. Đây là thuyết Tài mệnh tương đố của các nhà Nho áp dụng cho mọi người Nam cũng như nữ . Là con người thì có tài ắt mệnh kém và ngược lại. Quan niệm được nọ mất kia hơn tài kém mệnh là tinh thần giáo điều dựa theo đề tài cốt truyện trong các tác phẩm xưa thể hiện khuynh hướng cảm hứng chính thống trong nền văn học trung đại. Khuynh hướng ấy đã được các tác giả kinh điển của Nho gia phát ngôn như qua sách Luận ngữ trong câu Thuật nhi bất tác có nghĩa là Noi theo dựa theo người xưa mà không sáng tạo. 0003. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Chủ ý của hai câu này là từ tư tưởng Phật giáo Đời là bể khổ ý chính là đoạn trường đau đớn đến đứt ruột cũng là để nêu nhan đề của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh Tiếng mới đứt ruột . Chữ mà ở đây dùng để nhấn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.